Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Hai chữ “Quốc gia” chưa nói lên điều gì


ĐH Quốc gia là cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu, không thể là cơ quan quản lí Nhà nước. Và như vậy, nên chăng cần xem lại cơ chế của ĐH Quốc gia.
Trong phần ba của bài viết "Dự thảo Luật ĐH: Tại sao phải thông qua ngay?" của GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội, đăng trên Tuần Việt Nam mới đây rất đáng để chúng ta quan tâm, nhất là các đại biểu QH khóa 13 đang họp.
Xin được viết thêm đôi điều.
Chất lượng ĐH Quốc gia khá...nhạt
"Dự thảo Luật GD" và "Dự thảo Luật GDĐH" đã có từ lâu, đã sửa đi sửa lại nhiều lần. Nay, trong kỳ họp QH lần này sẽ thông qua. Và theo GS Nguyễn Ngọc Trân thì chưa thể, chưa nên thông qua ngay...vì còn nhiều bất cập(?)
Là người đã nhiều năm là đại biểu QH, tham gia làm nhiều luật, và có nhiều năm giảng dạy bậc ĐH, ý kiến của GS Nguyễn Ngọc Trân thật xác đáng, nhất là ở phần (3) "Đại học và ĐH Quốc gia".
GD trong bản chất của nó là bình đẳng ở cả nghĩa rộng nhất cũng như hẹp nhất. Trước hết, tất cả các trường, các cơ sở đào tạo trong hệ thống GD từ phổ thông đến ĐH, các trường công lập cũng như ngoài công lập phải được bình đẳng dưới sự quản lí của Nhà nước.

Thi tốt nghiệp THPT 2012: Đến muộn quá 15 phút sẽ không được vào phòng thi

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2012, nếu thí sinh đến chậm chưa quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài, giám thị lập biên bản và cho thi bình thường. Còn thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài, giám thị sẽ lập biên bản và không cho thí sinh thi môn đó.

Thí sinh cần nghiên cứu kỹ quy chế thi.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Để thi tốt nghiệp đạt điểm cao

"Phương pháp học ôn không quá stress mà vẫn có được kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp là kết hợp học và nghỉ. Các em nên áp dụng sau 45-50 phút học thì có thời gian giải lao ngắn từ 5-10 phút. Khoa học tâm lý đã chứng minh con người có thể tập trung tốt trong thời gian 45-50 phút, không nên kéo dài quá..."

Chuyên gia tâm lý Phan Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Tâm lý học Thực nghiệm (Viện Tâm lý học Việt Nam) đưa lời khuyên cho gần triệu thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp.

Học ngày, học đêm

Trong khi ngày càng nhiều địa phương có tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp 99% thì với học sinh các tỉnh miền núi, kỳ thi tốt nghiệp là một cửa ải đầy khó khăn. Chuẩn bị cho kỳ thi này, thầy trò nhiều trường ra sức học ngày, học đêm chỉ để đạt 4,5 điểm/môn...
Học sinh PTTH huyện Mường Tè, Lai Châu đang ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Chuẩn bị chu đáo nhưng không chủ quan

Ngày 29/5, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND thành phố Cần Thơ để kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và công tác tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 tại cụm thi Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ có 22 hội đồng thi tốt nghiệp THPT ở đều khắp 8 quận, huyện, trong đó có 9 hội đồng thi ghép giữa hai hệ phổ thông và giáo dục thường xuyên. Hội đồng thi xa trung tâm nhất ở huyện Vĩnh Thạnh cách trung tâm 100km.
Cần Thơ có 9183 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, với 391 phòng thi, trong đó có 1772 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên.
Đặc biệt năm nay, Cần Thơ không có thí sinh thi môn thay thế ở cả hai hệ. Sở GD& ĐT đã huy động gần 1500 giáo viên phục vụ công tác coi thi, chấm thi, bảo vệ phục vụ… Hội đồng in sao đề thi đặt tại Sở GD&ĐT trong khu vực cách ly đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Hàng ngàn thanh niên nô nức ra quân tình nguyện hè 2012

Sáng 29/5, hàng ngàn đoàn viên thanh niên Cần Thơ nô nức dự lễ ra quân chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè” 2012 với khí thế “90 ngày đêm sẽ là một học kỳ bổ ích cho tuổi trẻ rèn luyện bản thân”.

Không khí của buổi lễ ra quân tình nguyện hè của hàng ngàn đoàn viên thanh niên Cần Thơ diễn ra hết sức nôi nổi. Sự tham gia của hầu hết các đơn vị quận, huyện, bộ đội, công an, các cơ quan ban ngành đoàn thể, các trường học trên địa bàn TP Cần Thơ đã góp thêm “sức mạnh” cho chiến dịch này.
Sung sức nhất có lẽ là các đoàn viên thanh niên của các đơn vị trường học CĐ, ĐH như: CĐ Nghề, CĐ Y tế, CĐ Cần Thơ, ĐH Y dược, ĐH Cần Thơ, ĐH Tây Đô…bởi sức trẻ của các sinh viên muốn được chung tay đóng góp sức mình để giúp người dân ở những vùng quê nông thôn khó khăn.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Tìm cơ hội trúng tuyển đại học: Chọn trường vừa sức

Cùng một ngành nhưng ở các trường khác nhau, điểm chuẩn cũng khác nhau. Thí sinh nếu biết lượng sức vẫn có thể trúng tuyển vào ngành yêu thích.
Kiến trúc: Căng thẳng ở trường truyền thống
Thạc sĩ Ninh Quang Thăng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, cho biết: “Hằng năm lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, thiết kế nội thất, mỹ thuật ứng dụng luôn ổn định. Mặc dù lượng hồ sơ mà thí sinh nộp vào tất cả các ngành chỉ khoảng gần 6.000, tỷ lệ “chọi” không quá cao nhưng sự cạnh tranh rất gay gắt. Điểm chuẩn hằng năm thi vào trường luôn cao và ổn định suốt 7, 8 năm nay. Chẳng hạn năm 2011, điểm trúng tuyển ngành kiến trúc là 21,5; mỹ thuật ứng dụng 21; thiết kế nội thất 22; kỹ thuật xây dựng 20”.

Ứng viên thạc sỹ đề án 322: Chúng tôi không thể chờ được nữa

Ngày 11/5/2012, Bộ GD & ĐT ra thông báo số 375/TB-BGDĐT việc dừng đề án 322 (Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước) tức là ứng viên thạc sỹ, sinh viên không được cấp kinh phí để du học nước ngoài như chương trình ban đầu đã khiến nhiều ứng viên hoang mang, thất vọng. Trong đó, đối tượng thạc sỹ - hiện đang là cán bộ, công chức biên chế cơ quan nhà nước hoặc giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng chịu ảnh hưởng không nhỏ khi dừng học bổng 322. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã ghi lại những tâm sự của một số ứng viên thạc sỹ nhận được học bổng 322.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Quảng Ngãi giáo dục về biển đảo trong trường học

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, một trong những nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo ở Quảng Ngãi.
Năm học 2011-2012 đang gần ngày kết thúc, phóng viên đến trường Trung học cơ sở Đức Chánh (huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi), thầy cô giáo ở trường có bài giảng “Nhân dân Quảng Ngãi bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa”- một bài giảng do thầy giáo Trần Văn Vàng dày công sưu tầm, biên soạn.

Chương trình “Phỏng vấn thử - thành công thật” lần thứ 6 năm 2012

Sáng 26/5, tại Nhà văn hóa Thanh Niên, Trung tâm hỗ trợ học sinh - sinh viên TPHCM tổ chức ngày hội “Phỏng vấn thử - thành công thật” lần thứ 6 năm 2012 với sự tham gia của gần 1.000 sinh viên.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ 2012 an toàn, hiệu quả

 Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành kiểm tra sát sao việc thực hiện đúng chương trình THPT, tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 của các nhà trường, nghiêm cấm tình trạng lợi dụng thi cử để ép học sinh đi học thêm.
Cần đảm bảo chất lượng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH- CĐ năm 2012

Nhộn nhịp “chợ phao”

 Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang cận kề. Qua các "chợ phao" thi những ngày này mới thấy, "phao" ngày càng được làm tinh vi. Tình trạng này gióng thêm hồi chuông báo động về gian dối trong thi cử.

Biến tấu của “phao”
Đến những nơi làm "phao", phổ biến là các cửa hàng photocopy ở khu vực có nhiều trường ĐH như Bách Khoa, Thanh Xuân, Cầu Giấy… không khỏi giật mình trước những "chiêu" mà sĩ tử chuẩn bị để ứng phó với kỳ "vượt vũ môn" sắp tới. Minh Hùng, học sinh lớp 12 một trường THPT ở quận Hoàng Mai dù miệt mài học đầy đủ các môn thi, nhưng vẫn trang bị thêm "phao cứu sinh". "Em chuẩn bị "phao" sẵn, nếu cán bộ coi thi dễ tính và phòng lúc bí sẽ dùng. Dẫu sao có nó yên tâm hơn", nói rồi, Hùng lấy từ trong cặp ra một tập giấy dày cộp: "Cái này em về phải tự chế, cắt ra gấp nhỏ lại, "phao" này chỉ mang tính hỗ trợ thôi, cơ bản vẫn là dùng "bút thần", bề ngoài khó phát hiện. Loại bút này không khác gì các loại bút bi bình thường, chỉ cần gạt nhẹ cái lẫy, tài liệu sẽ nằm gọn trong lòng bàn tay". Hùng cho biết, loại bút này được bán tại các cửa hàng photocopy, cửa hàng tạp hóa ở khu vực Thanh Xuân.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Cựu giáo chức hiến kế đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT

Sáng nay (24/5), Bộ GD&ĐT, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã có buổi làm việc với nội dung đóng góp ý kiến tiếp tục hoàn thiện Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Các cựu giáo chức đóng góp ý kiến
Các cựu giáo chức đóng góp ý kiến hoàn thiện Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Từ câu chuyện trường Thực nghiệm: Trách nhiệm thuộc về ai?

Đánh giá về những hình ảnh bị nhiều người cho là phản cảm trước cửa trường tiểu học Thực nghiệm, Giáo sư Hồ Ngọc Đại cho rằng: trách nhiệm này thuộc về ngành giáo dục, phụ huynh học sinh đáng thương hơn đáng giận.
Từ câu chuyện trường Thực nghiệm: Trách nhiệm thuộc về ai?