Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Phải làm sao cho học sinh “không muốn, không dám và không thể” tiêu cực

Sau khi trên Báo Năng lượng Mới số 132, đăng bài “Nên hay không bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT”, chúng tôi đã nhận được nhiều hồi âm của bạn đọc luận bàn về vấn đề này, trong đó đặc biệt là quan điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (GD&ĐT), một trong những Sở có địa bàn quản lý lớn nhất toàn quốc. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc, đồng thời là người phát ngôn của Sở GD&ĐT Hà Nội để làm rõ hơn quan điểm này.

PV: Người ta nói: “Sự kiện Đồi Ngô” thực ra là trường hợp “bị lộ”. Còn lại những nơi khác là chưa “bị lộ” mà thôi. Thưa ông, với tư cách là một trong những vị lãnh đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, quan điểm của ông về ý kiến này như thế nào?

Sĩ tử gánh ước mơ cho ai?

Tháng 7 hằng năm, mùa hè nhiệt đới chỉ là một trong hàng ngàn lý do giải thích cho cái nóng mà xã hội phải trải qua, mà một trong số đó là kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng trong cả nước.

Có 2 triệu thí sinh và hàng triệu người thân của họ sẽ đổ đến các khu vực thi, tạo ra một trong những sự kiện lớn nhất trong năm.
Tháng 7 cũng sẽ đến với sức nóng của nửa triệu người tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng và lao vào thị trường tuyển dụng. Vì nhiều lý do, thị trường này từ lâu đã luôn ở trong tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”. Thừa ngành này, thiếu ngành kia, thừa người thiếu năng lực, thiếu người thực sự làm được việc.
Để giải thích cho việc sức nóng của nhu cầu có được một tấm bằng đại học của người Việt Nam và tình trạng lệch lạc cơ cấu lao động trong xã hội, nhất thiết không thể bỏ qua áp lực từ phía các gia đình sĩ tử.
Trong số các sĩ tử cặm cụi ở phòng thi, một mặt có những người không có nhu cầu hoặc năng lực để học đại học nhưng không thể khước từ kỳ vọng của gia đình, mặt khác cũng có những người muốn học ngành này nhưng gia đình buộc họ phải lựa chọn ngành khác.
Trao đổi về cách giáo dục con cái trong gia đình, TS Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng: “Có những người bố, người mẹ đặt kỳ vọng vào con quá lớn (…). Họ gây áp lực và bắt con phải trở thành khuôn mẫu mà họ muốn. Và những người như vậy không phải là ít trong xã hội ta. Đó là những ông bố, bà mẹ muốn con phải thật tài giỏi nhưng nhiều khi họ muốn điều đó vì họ hơn là vì con. Con phải phấn đấu theo cái chuẩn lý tưởng của bố mẹ”. (Phụ Nữ Và Đời Sống, 25-6)
Với cách giáo dục mang tính áp đặt như vậy, vô hình trung các bậc phụ huynh đã lấy đi cuộc đời của con mình bằng cách buộc chúng phải sống theo kiểu mà họ mong muốn. Hiện tượng học sinh tốt nghiệp THPT đổ xô đi thi đại học một cách bất chấp ước mơ và năng lực cá nhân của mình, là một biểu hiện sinh động của lối giáo dục phản giáo dục đó. 

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Đề thi sẽ không quá khó

Một thông tin, có lẽ là tin vui cho nhiều thí sinh khi lãnh đạo Bộ GDĐT cho biết, đề thi năm nay sẽ không quá khó.

Hai kỳ tuyển sinh trước đây, với việc phổ điểm của thí sinh (TS) chủ yếu nằm ở khu vực điểm dưới trung bình, cộng với việc Bộ GDĐT kiên quyết duy trì mức điểm sàn bị đánh giá là cao so với kết quả thi của TS, đã đẩy nhiều trường ngoài công lập và cả công lập vào tình trạng không tuyển đủ được chỉ tiêu.

Năm nay, Bộ GDĐT có một số sửa đổi quy chế tuyển sinh, nhằm cải thiện tình trạng này, trong đó có việc TS được quyền xét tuyển nhiều lần. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cũng cho biết, năm nay Bộ GDĐT đã chỉ đạo các tổ ra đề thi ra đề không quá khó, không quá dài, không đánh đố TS để TS trung bình cũng có thể làm được. Tuy nhiên, đề thi cũng có tính phân loại cao, đồng nghĩa với việc phổ điểm rải đều và điểm cực đại của phổ điểm nằm trong vùng điểm trung bình. Theo đó, cách ra đề này sẽ giúp các trường có thể lựa chọn được TS phù hợp vào học các ngành đào tạo ở các nhu cầu đầu vào khác nhau. Trong mùa tuyển sinh năm 2011, các môn ngữ văn, địa lý, sinh học có phổ điểm đạt yêu cầu trên của bộ và năm nay, bộ kỳ vọng tất cả các môn thi đều có phổ điểm như vậy.

Trẻ bị tâm thần oan!

Chỉ còn hai tháng nữa là học sinh bước vào năm học mới. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 nháo nhào đưa con đến phòng khám của các bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 để xin “giấy chứng nhận sức khỏe tâm lý, tâm thần” để nộp vào trường. Riêng với những trẻ không được học tập đọc, viết trước khi vào lớp 1 thì “chới với” và được đánh giá là có vấn đề về trí tuệ, cần phải khám...

Trẻ không biết đọc, viết trước khi vào lớp 1: “Coi chừng bị cho là tâm thần”

Năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng tháng 4 trở đi là khoa tâm lý của các BV lại xuất hiện tình trạng bố mẹ đưa con đến khám để xin giấy chứng nhận nộp cho trường. Chị Trần Thị Mỹ Anh - trú tại quận Bình Thạnh cho biết: “Tôi có con 6 tuổi và học kỳ 1, 2 vừa rồi cô giáo đề nghị gia đình cho cháu đi khám về tâm thần do cháu học quá chậm so với các bạn trong lớp. Gia đình tôi theo chủ trương là không cho trẻ học trước khi vào lớp 1. Vì học trước đến khi vào lớp 1 thì cháu đã biết và sẽ lười học, không tập trung. Tuy nhiên, đến khi vào được trường thì tôi mới thấy hối hận vì đã không cho cháu học trước. Ngay từ đầu năm học, cô giáo đã cho các cháu kiểm tra phân loại trẻ nào đã biết đọc, biết đếm số, thậm chí biết cộng trừ. Nếu chưa biết gì cả thì sẽ bị loại vào danh sách “học chậm” hoặc có vấn đề về trí tuệ...”.

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Trung cấp nghề - tương lai cho bạn trẻ học hành dang dở

Khi biết tin mình rớt tốt nghiệp, các bạn trẻ thường rơi vào tình trạng ủ rủ, tự trách bản thân, và không tự tìm ra đường lối thoát cho mình khi phải chịu áp lực từ nhiều phía: gia đình, bạn bè và bản thân.

Vậy, điều các bạn nên làm là gì?
Buồn rầu ủ rủ suốt cuộc đời còn lại?
Ăn chơi để tàn phá bản thân và sau đó cố gắng tìm một tấm chồng?
Hay tự kết thúc cuộc đời để không còn cảm thấy xấu hổ với gia đình, bạn bè?

Lo thói dối trá trở thành vấn nạn

 "Đỗ tốt nghiệp 50% hay 100% không quan trọng bằng nỗi đau vấn nạn gian dối xuất hiện trong học trò. Dạy các em cách làm người trung thực quan trọng hơn cả dạy chữ", GS.TS Đinh Quang Báo đã chia sẻ với phóng viên.

Đỗ cao thế là không tưởng

Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cao bất ngờ: Hàng loạt trường 100%, tỷ lệ bình quân cả nước là hơn 97%. Không ai thấy vui, nhiều người thấy lo, còn ông thì sao?

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Đổi mới quản lý giáo dục là giải pháp đột phá

Ngày 19-6, Bộ GD-ĐT cho biết chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mục tiêu của chiến lược nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao toàn diện, gồm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học…

Có nên giữ kỳ thi tốt nghiệp?

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2012. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay vẫn tiếp tục theo chiều hướng tăng và dư luận không khỏi băn khoăn đặt câu hỏi: có cần thiết tồn tại một kỳ thi tốt nghiệp như thế này?

Trên cao – dưới cổng trường đổ
Tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT của cả nước năm nay là 963.051. Trong số này có 940.225 thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt tỷ lệ 97,63%. Trong đó, THPT đạt tỷ lệ 98,97% (loại giỏi là 2,59%; loại khá là 20,79%); GDTX đạt tỷ lệ 85,47% (loại giỏi là 0,12%; loại khá là 3,39%).

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Trường đại học trên “đất vàng”

Thời buổi kinh tế thị trường, các trung tâm thương mại đua nhau ra mặt tiền là một lẽ, nhưng các trường đại học cũng chiếm lĩnh, giữ vững “đất vàng” hay nhao ra mặt tiền thì thật khó hiểu?

Đi một vòng nội ô TP HCM có thể thấy bao nhiêu trường đại học công lập tọa lạc tại các con đường trọng điểm, trên những mảnh “đất vàng” khắp các quận, có khi cả 2 mặt tiền hoành tráng. Không ít công trình trường học còn đang xây dựng dở dang cũng ở mặt tiền nốt. Chưa hết, những trường tư thục cũng đua nhau - dù là cơ sở thuê nhưng cũng phải thuê được mặt tiền mới toại nguyện!

Vụ tiêu cực thi cử tại Bắc Giang: Làm gì có chuyện “chìm xuồng” !

Chiều 14-6, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT, đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vụ tiêu cực ở hội đồng thi Trường THPT Dân lập Đồi Ngô, huyện Lục Nam - Bắc Giang

Một giám thị đang chỉ bài cho thí sinh. (Ảnh cắt từ clip)

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Các trường ĐH được tuyển thí sinh dưới điểm chuẩn

Vừa qua, Bộ GD-ĐT có công văn gửi Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ ủng hộ chủ trương đào tạo cán bộ trình độ sau đại học, ĐH, CĐ và TCCN theo nhu cầu nhân lực của các địa phương tại 3 vùng khó khăn này.

Theo đó, từ năm học 2012 trở đi, các lớp đào tạo theo nhu cầu sử dụng của các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ tiếp tục được mở theo hình thức áp dụng “cơ chế đặc thù” tuyển chọn thí sinh có điểm thi đại học “trên sàn, dưới chuẩn” vào trường.

Làm thế nào để bé đam mê học tiếng Anh?

Theo các nhà tâm lý học, việc học của trẻ sẽ có hiệu quả nhất khi trẻ cảm thấy việc học thoải mái như đi chơi. Ép trẻ học sẽ khiến con cảm thấy áp lực dẫn đến chán nản và không muốn học.

Cách để khiến bé đam mê và yêu thích học tiếng Anh, theo cô Helen Garvis, một trong những giáo viên dạy Tiếng Anh có tiếng tại Hà Nội, là phải luôn tìm tòi những phương pháp giảng dạy mới mẻ, giáo án sáng tạo, hấp dẫn, tạo môi trường cho bé học mà chơi, chơi mà học, xây dựng trong trẻ suy nghĩ: À, việc học hóa ra cũng thú vị, đơn giản và vui vẻ như đi chơi vậy!

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Tam giác giáo dục hiện đại: nhân cách – thể chất – trí tuệ


Nhà trường ngày nay không chỉ là nơi các bậc cha mẹ đặt kỳ vọng đem lại kiến thức cho đứa con yêu quý mà còn phải giúp trẻ có đủ năng lực giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách hiệu quả.

Những bài học tại đây luôn mang tính tương tác, linh hoạt và mềm dẻo.
Ở các nước tiên tiến, việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào trường học ngay từ bậc thấp đã sớm giúp cho giới trẻ có được những điều kiện tốt để phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập và trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Tại TP.HCM, trường phổ thông Sao Việt (Vstar School), khu dân cư Him Lam, đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, là một trong rất ít ngôi trường luôn thao thức với mục tiêu xây dựng một môi trường giáo dục mà ở đó, học sinh từ nhỏ đã được chủ động phát triển toàn diện, hài hòa các yếu tố: đức – trí – thể – mỹ, biết hướng sự quan tâm cá nhân đến cộng đồng. Vì vậy, ngay từ khi thành lập, nhà trường đã chủ động chọn giảng dạy theo chương trình chuẩn của bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam xuyên suốt từ lớp 1 – 12, thông qua những phương pháp giáo dục hiện đại, truyền cảm hứng mạnh mẽ trong học tập cho học sinh.
Bám sát quan điểm giáo dục của thế kỷ 21, mọi hoạt động dạy và học của trường Vstar School luôn tuân thủ nguyên tắc “lấy học sinh làm trung tâm”. Các giáo viên được trang bị kiến thức và năng lực đầy đủ để luôn thực hiện những bài học mang tính tương tác, linh hoạt và mềm dẻo. Với đội ngũ giáo viên được tuyển chọn từ các trường phổ thông hàng đầu tại TP.HCM giàu kinh nghiệm, tận tâm, năng động và sáng tạo, các em học sinh của trường Sao Việt sẽ được tiếp cận kiến thức theo phương thức tiếp cận thông tin một cách khoa học và logic, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu, giáo viên chỉ là người định hướng, và gợi ý kết quả. Thông qua đó, học sinh tại trường phổ thông Sao Việt có đủ điều kiện thuận lợi để hoàn thiện nhân cách và kỹ năng sống. Phương pháp giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, cân bằng hài hòa giữa học và chơi, đặc biệt áp dụng giảng dạy bằng sơ đồ tư duy vào các môn học đã giúp cho học sinh khắc ghi kiến thức vào não bộ sâu hơn, tư duy phát triển tự nhiên hơn. Mọi hoạt động giáo dục đều nhằm hướng tới sự phát huy tối đa tính tích cực và năng động của học sinh. Các em sẽ tự mình chiếm lĩnh tri thức, phát triển cao về nhận thức, tình cảm và hành vi, từ đó biết tự xác định các giá trị và hoàn thiện bản thân.
Mọi hoạt động dạy và học của trường Vstar School luôn tuân thủ nguyên tắc “lấy học sinh làm trung tâm”.
Theo TS Đinh Phương Duy, chủ tịch hội Khoa học tâm lý – giáo dục TP.HCM: “Một nền giáo dục hiện đại luôn khuyến khích sự phát triển tối đa năng lực của cá nhân, có phương pháp giáo dục riêng đối với từng học sinh trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt của mỗi người”.
Chỉ tiêu tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2012 – 2013 của trường phổ thông Sao Việt (Vstar School): lớp 1: 150 học sinh; lớp 6: 100 học sinh; lớp 10: 200 học sinh. Phụ huynh đăng ký và đóng học phí cho con trước ngày 15.6 sẽ tiết kiệm tối đa 39.540.000 đồng.
Địa chỉ liên hệ: trường phổ thông Sao Việt – khu dân cư Him Lam, đường Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Hưng, Q.7, TP.HCM. Điện thoại: 08. 62 666 888 – Fax: 08.62989086; đường dây nóng: 0932111888. Email: info@vstar.edu.vn – www.vstar.edu.vn
Hướng tới yêu cầu giáo dục đó, trường phổ thông Sao Việt là một trong rất ít trường hiện nay tại TP.HCM được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất cho sự phát triển trí tuệ và tinh thần của các em. Từ quan niệm “Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện”, nhà trường đặc biệt chú trọng đến mặt rèn luyện thể chất dưới nhiều hình thức phong phú, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và năng khiếu tiềm ẩn nơi học sinh. Trên một diện tích rộng 3 hecta, nhiều không gian vận động đã được xây dựng như hai sân bóng đá, hệ thống hồ bơi, sân tennis, phòng sport dance, một nhà thi đấu đa năng đạt chuẩn để tập luyện các môn võ thuật, cầu lông, bóng rổ…
Chỉ tiêu tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2012 – 2013 của trường phổ thông Sao Việt (Vstar School): lớp 1: 150 học sinh; lớp 6: 100 học sinh; lớp 10: 200 học sinh. Phụ huynh đăng ký và đóng học phí cho con trước ngày 15.6 sẽ tiết kiệm tối đa 39.540.000 đồng.
Địa chỉ liên hệ: trường phổ thông Sao Việt – khu dân cư Him Lam, đường Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Hưng, Q.7, TP.HCM. Điện thoại: 08. 62 666 888 – Fax: 08.62989086; đường dây nóng: 0932111888. Email: info@vstar.edu.vn – www.vstar.edu.vn
Bên cạnh việc đầu tư đạt chuẩn cho trang thiết bị phòng học, thư viện và các phòng thí nghiệm… nhà trường còn chủ động xây dựng một bộ chương trình giảng dạy kỹ năng sống và kỹ năng mềm từ lớp 1 – 12. Những bài học giúp học sinh hình thành các đức tính tốt thông qua hành vi và thói quen hàng ngày: trung thực, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, yêu thương… Bên cạnh đó, các em còn được tham gia vui chơi, dã ngoại, hướng nghiệp, tham gia các hoạt động từ thiện để giúp vun trồng từ sớm trong các em lòng nhân ái. Ngoài ra, ngôn ngữ tiếng Anh mà nhà trường trang bị giúp cho các em khả năng giao tiếp tốt và thi đậu các chứng chỉ Cambridge, TOEFL, IELTS… để các em có thể tiếp tục học tập bằng Anh ngữ ở các bậc học cao hơn – tiền đề cho sự hội nhập môi trường quốc tế sau này.

Giáo viên: “Chúng tôi muốn làm nghiêm túc cũng không được…”

Tôi là một giáo viên, cũng đã nhiều năm coi thi TN THPT. Tôi thấy rằng cần phải nhìn nhận lại cách tổ chức thi hiện nay của chúng ta (đặc biệt cách chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT).

Giám thị coi thi hướng dẫn các em làm thủ tục thi

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Đừng để mất niềm tin!

Có một điều không mới, nhưng rất lạ, đó là năm nào cũng vậy, cứ hễ đến các kỳ thi thì thế nào cũng có "chuyện" để dư luận bàn tán. Năm nay nổi lên là chuyện thí sinh quay cóp có sự hỗ trợ của giáo viên.

Chuyện này không mới, nếu không nói là đã tồn tại từ hàng chục năm trước. Chỉ có điều, chưa ai "dám lên tiếng" theo kiểu tung clip lên mạng, hoặc cũng chưa người nào trong ngành giáo dục đủ dũng cảm thừa nhận.

Có một thực tế là chuyện lộn xộn ở các thành phố lớn thường ít hơn, hoặc nói chính xác là kín đáo hơn. Trong khi ở các tỉnh thì tình trạng này được xem là khá phổ biến. Ngay trong kỳ thi vừa rồi, tôi cũng có một đứa cháu ở quê tham gia thi. Kết thúc ngày thi đầu tiên, tôi gọi điện thoại cho bố mẹ cháu hỏi thăm tình hình, thì bố cháu nói: "Phải hỏi chúng nó chép có hết không chứ đừng hỏi có làm được bài hay không". Hỏi đứa cháu thì nó nói: "Chúng cháu đóng tiền chống trượt rồi ạ".

Không xác nhận đạo đức, không cấp chứng chỉ hành nghề

Ngày 8-6, tại hội thảo về cấp chứng chỉ hành nghề cho thầy thuốc và giấy phép hoạt động cho cơ sở khám chữa bệnh, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho hay từ đầu năm đến nay đã có 300 thầy thuốc làm việc tại cơ sở y tế công lập được cấp chứng chỉ hành nghề.

Hoạt động này sẽ được tiến hành tập trung từ nay đến hết năm 2016 thực hiện theo Luật khám chữa bệnh. Sau năm 2016, thầy thuốc không có chứng chỉ hành nghề sẽ không được tiếp tục hành nghề.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Việt Nam sắp xuất bản sách giáo dục điện tử

Chiều ngày 6/6, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) đã ký hợp đồng hợp tác xuất bản sách giáo dục điện tử đầu tiên tại Việt Nam.

Lễ ký kết hợp đồng hợp tác xuất bản sách giáo dục điện tử đầu tiên tại Việt Nam.

Hàng ngàn sinh viên Sài thành cùng đi săn việc

Ngày hội nghề nghiệp với 40 gian hàng đã thu hút hàng ngàn bạn trẻ thuộc các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.HCM đến tham dự. Có 1.267 hồ sơ của các bạn đã đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Ngày 6/6 vừa qua, tại Nhà văn hóa Thanh Niên đã diễn ra “Ngày hội Nghề nghiệp Sinh viên – Nhân lực trẻ TP.HCM năm 2012” do ĐH Kinh tế TP.HCM và ĐH Nông Lâm TP.HCM tổ chức với sự bảo trợ thông tin 
Ngày hội là một hoạt động ý nghĩa trong quá trình định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên thuộc các trường ĐH, CĐ trên đại bàn TP.HCM. Qua đó, hàng ngàn sinh viên có cơ hội gặp gỡ gần 40 nhà tuyển dụng hàng đầu trong các lĩnh vực: bảo hiểm, thương mại, giáo dục…, giúp sinh viên cọ xát với thực tế trên hành trình tìm việc của mình.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

UNESCO giúp đào tạo lập kế hoạch giáo dục

Ngày 6-6, Học viện Quản lý giáo dục, Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam, Viện Quy hoạch giáo dục quốc tế tổ chức khai mạc Chương trình đào tạo từ xa về lập kế hoạch giáo dục châu Á.

Đây là chương trình nhằm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển giáo dục, áp dụng phương pháp đào tạo có tính sáng tạo và phối hợp. Chương trình đào tạo có sáu nội dung chính trong thời gian 11 tháng gồm: Lập kế hoạch giáo dục, thống kê phục vụ lập kế hoạch, chuẩn đoán toàn ngành giáo dục, xây dựng mục tiêu chính sách và chiến lược giáo dục, dự báo và xây dựng kịch bản, giám sát và đánh giá kế hoạch ngành giáo dục. Chương trình được thực hiện theo phương thức giữa dạy, học từ xa và dạy, học trực tiếp. Đối tượng tham gia chương trình là cán bộ cấp trung đến cấp cao đang công tác ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường và các cơ sở đào tạo cũng như các bộ ngành liên quan đến xây dựng chính sách và lập kế hoạch giáo dục.

Giáo dục đang bị chính ‘thói dối trá’ chi phối

Đề cao tính trung thực bằng đề thi văn về “Thói dối trá” trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2012 nhưng chính ngành giáo dục lại đang trở thành nạn nhân cho vấn nạn này bởi áp lực không đáng có từ căn bệnh thành tích.

Sự kiện một học sinh lớp 12 trường PTTH Đồi Ngô (Bắc Giang) công bố clip quay lại tình trạng thi cử bát nháo tại phòng thi cùng với sự “giúp đỡ” nhiệt tình từ các giáo viên của trường bằng cách ném phao, pho to đáp án cho học sinh chép bài đã tạo nên làn sóng tranh luận sôi nổi trong cộng đồng bạn đọc VnExpress.
Sự kiện này thu hút nhiều luồng ý kiến từ bạn đọc. Nhóm bạn đọc ủng hộ việc làm của em học sinh trên cho đây là một hành động dũng cảm, đáng biểu dương. Trong lúc cả xã hội đang lên án mạnh mẽ sự suy thoái đạo đức diễn ra dưới nhiều hình thức thì việc làm này thể hiện tính "đấu tranh" khi can đảm tố giác những việc làm sai trái.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Thi tốt nghiệp THPT 2012: 8 điều kỳ lạ chưa bao giờ có

Hỗ trợ thí sinh chỗ ăn, chỗ nghỉ, nghiêm cấm hội họp trong thời gian thi tốt nghiệp… là sáng kiến của nhiều địa phương giúp cho kỳ thi tốt nghiêp THPT 2012 thành công.

Nhận định về những điểm độc đáo của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết ở nhiều địa phương, những sáng kiến hay về hỗ trợ tổ chức thi đã tiếp tục được phát huy.

Nhiều địa phương đã có những sáng kiến độc đáo để giúp kỳ thi tốt nghiệp THPT trở nên bớt căng thẳng

Giảm áp lực, tăng nỗi lo

Ngày 4-6, sau ba ngày thi, gần một triệu thí sinh (TS) trên cả nước đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 trong tâm trạng khá phấn khởi. Theo đánh giá chung của Ban Chỉ đạo thi quốc gia (Bộ GD-ĐT), kỳ thi đã kết thúc trong trật tự, an toàn.


Số liệu thống kê vi phạm của cả giám thị và TS trên cả nước đều giảm, song tình hình thực tế tại các hội đồng coi thi (HĐCT) ở nhiều địa phương được dư luận phản ánh những ngày qua lại khiến những người quan tâm đến giáo dục không khỏi lo lắng.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Phụ huynh căng thẳng hơn... sĩ tử

Ngày thứ 3 của kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong khi nhiều học sinh đang làm bài với sự tự tin, thì trái lại nhiều bậc phụ huynh căng thẳng, lo cho con ngoài cổng trường.

Tại trường Kim Liên một nữ học sinh bị sốt trước khi vào thi, trường đã cho học sinh này ở một phòng riêng để tiện theo dõi. Bác bảo vệ cho biết, em vẫn đủ sức khỏe để làm bài thi và trong khoảng 60 phút em làm xong bài.
Bác phụ huynh này có con gái bị ốm từ sáng đã áp sát tại cổng trường để hỏi thăm tình hình con gái với bác bảo vệ.

Tuyển sinh du học Anh và học bổng hấp dẫn.


Công ty tư vấn du học toàn cầu ASCI tiếp tục tuyển sinh cho các khóa học khai giảng tháng 9/2012 và thagns 1/2013 tại Anh. Sinh viên đăng ký du học Anh tại ASCI sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về trường, khóa học để có lựa chọn phù hợp với năng lực của mình và khả năng tài chính của gia đình. Và có cơ hội nhận được các suất học bổng giá trị.
Các chương trình học:
Công ty tư vấn du học toàn cầu ASCI hiện đang tuyến sinh cho nhiều trường đại học, cao đẳng tại Anh tại các thành phố lớn của Anh: London, Nottingham, Manchester, Newcasle, Plymouth, Birmingham, Liverpool với các chương trình đào tạo đa dạng: Tiếng Anh, GCSE (Phổ thông), A levels (Dự bị đại học 2 năm), Foundation (Dự bị đại học 1 năm), Cao đẳng (1 năm – tương đương năm 1 đại học), Đại học (3 năm), Chứng chỉ sau đại học (1 năm), Dự bị thạc sĩ (4-9 tháng), Thạc sĩ (12 tháng), Tiến sĩ (3 năm).

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Bộ GD-ĐT đột xuất thanh tra công tác coi thi tại Đà Nẵng

Sáng nay 3/6, đoàn thanh tra của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa dẫn đầu đã đột xuất thanh tra công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Đà Nẵng.

Theo đó, đoàn thanh tra của Bộ đã thanh tra đột xuất 2 Hội đồng coi thi (HĐCT) tại Đà Nẵng là HĐCT THPT Nguyễn Trãi (Q. Liên Chiểu) và HĐCT THCS Phan Đình Phùng (Q. Thanh Khê).
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa thanh tra đột xuất tại HĐCT THPT Nguyễn Trãi ở Đà Nẵng sáng 3/6.

Cùng con đi thi

Sài Gòn nóng và nắng gay gắt hơn vào buổi chiều trong ngày thi đầu tiên cũng không ngăn được những bậc làm cha, làm mẹ túc trực ở cổng trường thi chờ con.

Họ gửi gắm biết bao điều trong hành trang đưa con vượt qua kỳ thi lớn sau 12 năm đèn sách.
Phụ huynh đưa con vào trường thi xong vẫn hồi hộp đứng chờ ở cổng hội đồng thi Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Q.1, TP.HCM trước giờ thi môn văn sáng 2-6

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Sĩ tử chen chân cầu may trước kỳ thi tốt nghiệp

Một ngày trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, hàng nghìn học sinh và người thân đã đổ về khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) để cầu may. Dù bị cấm nhưng tình trạng vượt rào sờ đầu rùa trên bia tiến sĩ vẫn diễn ra.

Sáng 1/6, các sĩ tử đổ về Văn Miếu khá đông.

Tiếp sức mùa thi 2012 đang 'nóng' lên từng giờ

Chương trình do Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, báo Thanh Niên và Tập đoàn VPP Thiên Long cùng phối hợp tổ chức từ ngày 3/6 đến hết 17/7.

Với lời nhắn "Hãy an tâm, chúng tôi đã chuẩn bị rất chu đáo, sẵn sàng chào đón, hỗ trợ các bạn thí sinh và người thân ngay từ lúc bước chân xuống xe về thành phố dự thi kỳ thi cao đẳng - đại học", toàn thể những người thực hiện chương trình đã nỗ lực để đạt được lời hứa này. Đi cùng những lời nói nhiệt huyết mà các bạn thanh niên, sinh viên tình nguyện gửi đến các sĩ tử là hàng loạt hoạt động chuẩn bị nhằm tối ưu hóa mọi nguồn lực vật chất, tinh thần vốn có cho kế hoạch tiếp sức mùa thi năm nay đạt kết quả tốt.