Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Thanh Trì - Hà Nội với đề án “Dạy bơi cho học sinh”

Trước thực trạng mỗi năm cả nước có hơn 6.000 trẻ em tử vong do đuối nước, trong đó chủ yếu thuộc nhóm học đường, rất nhiều địa phương đang loay hoay tìm giải pháp hạn chế tử vong do đuối nước gây ra, nhất là dịp các em nghỉ hè. Huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã tìm ra lời giải thông qua đề án “Dạy bơi cho học sinh”.
b
Học sinh Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội học bơi tại bể bơi của nhà trường.

Bất cập chi phí đào tạo nghề

Chi phí đào tạo nghề không đủ sẽ dẫn tới không đảm bảo được kỹ năng lao động cho học sinh sau học nghề. Rất nhiều các cơ sở đào tạo nghề hiện đang phải đối mặt với khó khăn này!
Thực hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội
Đồng tiền đi liền chất lượng
Chi phí đào tạo nghề quá thấp, được cho là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thiếu lao động có tay nghề cao, trình độ tay nghề của học sinh sau học nghề chưa thực sự đảm bảo. Tại Hội nghị Kiểm định chất lượng dạy nghề vừa qua, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Ngọc Phi bày tỏ bức xúc về chất lượng dạy nghề hiện nay: “Chất lượng “sản phẩm” nhân lực phụ thuộc rất lớn vào các cơ sở đào tạo nghề, trong khi đó chi phí đào tạo nghề hiện nay là quá thấp.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Những chiêu trò quay cóp bài vô cùng tinh vi thời công nghệ cao

Một số thí sinh đã sử dụng các thiết bị công nghệ cao để thực hiện hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử một cách vô cùng tinh vi và khó bị phát hiện.

Quay bài bằng “bảo bối” đồng hồ công nghệ cao

Ngày 25/6, một trường hợp sinh viên có hành vi sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận trong thi cử đã bị phát hiện và chịu kỷ luật tại trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM.

Theo đó, trong buổi thi kết thúc học kỳ, phát hiện một sinh viên có nhiều biểu hiện nghi vấn khi liên tục nhìn vào tay đang đeo đồng hồ, các giám thị đã kiểm tra, bắt quả tang sinh viên này sử dụng đồng hồ để quay cóp tài liệu. Ngay lập tức, các giám thị đã lập biên bản sinh viên này về hành vi vi phạm quy chế thi.

Theo lời một giám thị, công cụ sinh viên kia dùng để quay bài là một loại đồng hồ thông minh hiện đại. Loại đồng hồ này nhìn giống hệt đồng hồ đeo tay bình thường, thiết kế đơn giản, không có nút bấm và sử dụng màn hình cảm ứng. Với loại đồng hồ này, người dùng còn được hỗ trợ kết nối không dây với điện thoại, có bộ nhớ lưu trữ dung lượng cao, kết nối GPS, Wi-Fi, Bluetooth. Ngoài chức năng dùng để xem giờ, chiếc đồng hồ thông minh trên có thể hiển thị các loại file ảnh, bản text văn bản nên thí sinh đã lợi dụng chức năng này để lưu các tệp tin điện tử có nội dung các bài học rồi sử dụng để quay cóp khi làm bài thi.

Tuyển sinh 'heo vàng': Nơi ngộp thở, chỗ hớn hở

Việc tăng đột biến 11.000 trẻ bậc tiểu học tại Hà Nội trong mùa tuyển sinh 2013-2014 là áp lực lớn cho nhiều trường. Song đây cũng là điều kiện để các trường nhỏ, vị trí giao thông chưa thuận lợi có thêm nguồn tuyển, cải thiện cơ sở vật chất.
Ngộp thở
Những ngày này, chị Nguyễn Thị Hoa, phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân) như ngồi trên đống lửa. Mặc dù con có hộ khẩu đúng tuyến nhưng chị khá lo khi nghe nhiều phụ huynh bàn tán năm nay trẻ trong diện đúng tuyến cũng chưa chắc đã có chỗ học. Vợ chồng chị đã tính tới việc thay nhau xếp hàng qua đêm để giành suất học cho con.
Hà Nội, tuyển sinh, lớp 1, heo vàng, trắng đêm, xếp hàng
Phụ huynh tới Trường TH Nhân Chính (quận Thanh Xuân) xem lịch tuyển sinh vào lớp 1 cho cháu.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Đẩy mạnh thực hiện vận động quyên góp, chuyển tặng SGK cũ

Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT, yêu cầu đẩy mạnh triển khai Cuộc vận động quyên góp, chuyển tặng và mua – bán sách giáo khoa cũ.
Quyên góp SGK cụ tại Trường TH Nguyễn Bá Ngọc (Kon Tum)
Quyên góp SGK cũ tại Trường TH Nguyễn Bá Ngọc (Kon Tum)

Nghịch lý chỗ trọ mùa thi

Trong khi các sĩ tử toát mồ hôi tìm chỗ trọ cho vài ngày tuyển sinh, sẵn sàng chịu “chặt chém” với giá đắt ngang khách sạn thì không ít nhà trọ miễn phí không đủ người, ký túc xá trường ĐH cho thuê với giá rất rẻ còn thừa cả nghìn chỗ.
Năm 2012, Trường ĐH Võ Trường Toản còn thừa hàng trăm chỗ ở miễn phí trong KTX.
Năm 2012, Trường ĐH Võ Trường Toản còn thừa hàng trăm chỗ ở miễn phí trong KTX.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Chương trình tư vấn: “Phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ của trẻ”

Nhiều phụ huynh thường cảm thấy lúng túng khi muốn con học đàn nhưng con lại thích học vẽ hay khi mua rất nhiều sách học tiếng Anh cho con nhưng con lại không thích sách mà thích học tiếng Anh qua các bài hát.

Thực tế cho thấy, mỗi cá nhân có một năng khiếu và một thế mạnh riêng. Điều này được chứng minh qua thuyết “Trí thông minh đa dạng” được định nghĩa vào năm 1983 bởi Howard Gardner- một nhà tâm lý học người Mỹ. Thuyết đã chỉ ra rằng trí thông minh được đánh giá thông qua 8 loại: Ngôn ngữ, Logic/toán học, hình ảnh/không gian, âm nhạc, cơ thể/vận động, giao tiếp xã hội, cá nhân độc lập, và tự nhiên. Hiểu rõ năng khiếu của từng trẻ là rất quan trọng trong việc phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ.

Vào ngày 29/6/2013, trường mầm non Canada Maple Bear tổ chức chương trình tư vấn: Phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ của trẻ. Với diễn giả chương trình là Bà Janice Leroux, Chuyên gia giáo dục tới từ Canada. Chương trình đưa ra những khái niệm về trí thông minh đa dạng, giúp chúng ta hiểu thêm về nhu cầu, tiềm năng và phương pháp học tập của từng trẻ. Đặc biệt hơn, trong chương trình các giáo viên sẽ mô phỏng hoạt động giảng dạy giúp trẻ khơi gợi và phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ. Buổi tư vấn còn là dịp để các quý vị trao đổi cùng các chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo về các phương pháp phát huy tiềm năng trí tuệ cho trẻ.

"Lò" luyện thi cấp tốc đã hạ nhiệt

Khác với mọi năm, mùa thi năm nay, không khí luyện thi tại các "lò" luyện thi cấp tốc ở Hà Nội không còn nhộn nhạo như trước.
Số lượng lớp luyện thi cấp tốc và học sinh theo học ở những lớp này không còn nhiều, phần lớn học sinh các tỉnh đều tự học, ôn thi tại địa phương và qua các hình thức khác. Ðây là chuyển biến đáng mừng, giúp các thí sinh và người nhà tiết kiệm nhiều tiền bạc, thời gian, mà hiệu quả được nâng cao.
Từ nhiều năm trước, khu vực chung quanh Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Ðại học Bách khoa, Ðại học Xây dựng được coi là trung tâm đào tạo, ôn luyện thi đại học lớn nhất Hà Nội, thu hút đông đảo học sinh tham gia ôn luyện. Nhất là thời điểm sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, hàng chục nghìn học sinh từ các tỉnh khăn gói đổ dồn về luyện thi cấp tốc. Dọc các phố Trần Ðại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Lê Thanh Nghị... hàng chục trung tâm luyện thi đại học đua nhau mọc ra, trong đó có nhiều trung tâm không được cấp phép hoạt động. Nhiều giáo viên liên tục phải "chạy sô" để đáp ứng yêu cầu của các chủ lò. Tình trạng các lớp học nóng nực, chật chội, nhồi nhét hàng trăm học sinh thường xuyên diễn ra tại các "lò" luyện thi. Bên cạnh đó, hệ thống nhà trọ phục vụ học sinh ở các tỉnh về ôn luyện cũng  nở rộ, phục vụ "hết công suất". Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các trung tâm luyện thi cấp tốc ở khu vực này khá vắng vẻ. Chỉ một vài trung tâm luyện thi lâu năm, có uy tín, được Sở Giáo dục và Ðào tạo Hà Nội cấp phép là còn hoạt động.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

PGS Văn Như Cương: Tôi hơi bất ngờ về phát ngôn của CT tỉnh Nam Định

Liên quan tới sự việc tỉnh Nam Định không tuyển người có bằng tại chức vào các cơ quan công quyền của tỉnh, PGS. TS Văn Như Cương khi nghe thấy thông tin này ông hơi …bất ngờ.

Là một nhà giáo có kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh, lãnh đạo một trường THPT ngoài công lập và cũng là người thành lập ra trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam từ thời kỳ đổi mới, được đánh giá cao với năng lực sư phạm, PGS. TS Văn Như Cương không khỏi bất ngờ về cách tuyển dụng công chức của Nam Định trong thời gian qua. Mặc dù, Nam Định không phải là tỉnh duy nhất cả nước có chủ trương này.

Trao đổi với Báo Giáo dục Việt Nam, khi đọc được phát ngôn của ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, cho rằng không tuyển tại chức vì tỉnh có quá nhiều người học giỏi. PGS. TS Văn Như Cương phản ứng: “Tôi hơi bất ngờ về phát ngôn của Chủ tịch tỉnh Nam Định, phát ngôn như vậy là hơi đáng trách.

Nếu bất ngờ mà nói năng lúng túng thì có thể cho qua. Chứ còn nếu mà bảo là tỉnh có nhiều người học quá giỏi là không nên, vì tỉnh học tập không giỏi thì mới cần những người giỏi về chứ? Tôi cho là Nam Định làm vẫn không xác đáng”.

Vì một nền giáo dục đại học tự chủ

Mùa tuyển sinh đại học năm nay các trường ngành thời thượng đã giảm sức nóng, tuy nhiên liệu các trường đại học dân lập có vất vả trong khâu tuyển sinh như các năm trước và liệu các trường tư có “phá sản” như phỏng đoán của nhiều người không? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với TS Bùi Trân Phượng - Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, một trong những trường đại học dân lập uy tín và chất lượng ở Việt Nam hiện nay.
PV: Thưa bà, trước thực trạng khó khăn của đại học dân lập hiện nay bà có suy nghĩ gì?
TS Bùi Trân Phượng: Rất nhức đầu. Nói chung, trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay làm nghề gì cũng khó chứ không riêng nghề giáo. Những năm gần đây ngành giáo dục chịu áp lực rất nặng từ công việc, cơ quan quản lý đến dư luận xã hội.
PV: Thời gian qua, các phương tiện truyền thông nói nhiều về đại học dân lập khát thí sinh trong các mùa tuyển sinh. Vậy quan điểm của bà thế nào?
TS Bùi Trân Phượng: Vấn đề này tôi đã nói nhiều lần rồi. Đơn giản là định kiến xã hội rất nặng nề trong chuyện trường công - trường tư, chuyện học phí thấp - học phí cao… Có báo hỏi tôi nghĩ về khủng hoảng trường tư thì tôi nói là khủng hoảng cả ngành giáo dục chứ đâu riêng gì trường tư. Bây giờ chúng ta thử hỏi có bậc phụ huynh nào yên tâm với ngành giáo dục của nước nhà hiện nay không, từ mầm non đến đại học chứ không chỉ riêng trường tư. Ngay trong ngành giáo dục mà lãnh đạo cấp cao nhất nói là phải “cải cách căn bản và toàn diện ngành giáo dục” thì đúng là khủng hoảng rồi. Trong tình trạng như vậy thì các gia đình có đủ thông tin và điều kiện cho con học trường tư hoặc đi du học đâu có là điều lạ.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Xu hướng tuyển sinh 2013: "Thí sinh không còn chạy theo trào lưu"

Ở mùa tuyển sinh năm nay, phần lớn thí sinh đã không còn chọn nghề theo trào lưu mà đã biết dựa vào nhu cầu nhân lực của từng địa phương, vùng miền, nơi mình sinh sống hay dự định gắn bó.

Phân hóa rõ ràng

Năm nay, thí sinh ở khu vực Tây Nam Bộ vẫn lựa chọn khối ngành Kinh tế. Thí sinh khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nộp hồ sơ nhiều ở khối ngành Nông – Lâm – Ngư. Còn thí sinh ở khu vực Bắc Trung Bộ lại đổ dồn vào ngành Sư phạm và Kỹ thuật. Số lượng hồ sơ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng của khu vực phía Nam xấp xỉ năm ngoái.
Theo sở GD – ĐT Khánh Hòa, cả tỉnh có 28.281 hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT). Trong đó, khối A có 9.968 hồ sơ. Khối B là 7.013 và khối D1 có 5.740 hồ sơ. Lượng hồ sơ nộp vào ngành Sư phạm tăng mạnh, còn hồ sơ ở khối Kinh tế lại giảm đi 30%. Trong đó, các trường giảm nhiều nhất là ĐH Công nghiệp TP. HCM, ĐH Sài Gòn và ĐH Tài chính – Marketing.

Mùa thi đến, sinh viên cho sĩ tử thuê lại phòng trọ

Cùng với việc cho thuê phòng trọ với giá rẻ, rất nhiều sinh viên còn tận tình giúp đỡ các thí sinh và người nhà trong thời gian dự thi ĐH.
Mùa tuyển sinh ĐH - CĐ đang tới rất gần, các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM… chuẩn bị đón những đợt sĩ tử từ khắp các tỉnh thành đổ về để tham dự kì thi quan trọng này. Hiện tại, vấn đề chỗ trọ cho thí sinh và phụ huynh đi thi lại trở thành vấn đề “nóng” hơn bao giờ hết. Bên cạnh những khu nhà trọ đang đợi thời cơ để tăng giá thì cũng có không ít các bạn sinh viên có ý định cho sĩ tử và người nhà “ở ghép”, hoặc thuê lại phòng trọ của mình trong những ngày thi. Và đôi khi, mục đích của các bạn sinh viên không hoàn toàn là kiếm thêm thu nhập…
Giúp thí sinh là chính!
Đó là chia sẻ ngắn gọn của bạn Lương Trung Dũng (sinh viên năm 2 HV Ngoại giao) sau khi đăng thông tin về việc cho thuê trọ lên trang Facebook cá nhân của mình. Hiện Dũng cùng bạn đang thuê một căn phòng rộng có giá 1,7 triệu đồng/tháng tại ngõ nhỏ phố Chùa Láng (Đống Đa, Hà Nội). Sau khi thi học kì, bạn của Dũng đã về quê nghỉ hè, còn cậu bạn vẫn quyết định ở lại Hà Nội để xin việc làm thêm. Anh chàng đã nảy ra ý định cho các sĩ tử chuẩn bị lên Hà Nội thi ĐH “ở ghép” trong những thi với giá cả khá ưu đãi: 80.000 đồng/người/ngày.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

10.000 tình nguyện viên HN tiếp sức mùa thi 2013

Tin từ Thành Đoàn Hà Nội cho biết trong mùa tuyển sinh đại học 2013 sẽ có hơn 10.000 tình nguyện viên tuổi trẻ Thủ đô tham gia tiếp sức mùa thi.

Cụ thể, hơn 100 đội sinh viên tình nguyện với khoảng 1.500 tình nguyện viên hoạt động tại các bến xe, nhà ga, điểm trung chuyển xe buýt và gần 10.000 tình nguyện viên hoạt động tại tất cả các điểm thi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong suốt mùa tuyển sinh đại học năm 2013.

Một trong những điểm nhấn của chương trình năm nay là Thành Đoàn Hà Nội, Hội sinh viên thành phố phối hợp với các doanh nghiệp (như Yamaha, SYM) mở rộng hoạt động của đội hình “Áo xanh chở ước mơ hồng” tại các bến xe, nhà ga.

Hơn 200 tình nguyện viên sẽ sử dụng xe máy đưa thí sinh và người nhà thí sinh miễn phí tới các địa chỉ nhà trọ, địa điểm thi.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT giảm: Tín hiệu đáng mừng

Trượt tốt nghiệp là điều không ai mong muốn nhưng rõ ràng những con số này đã phản ánh đúng thực chất chất lượng người học thay vì đỗ theo kiểu “đổ đồng”.

Tỷ lệ tốt nghiệp giảm nhưng chưa phải là điều đáng buồn

Việc tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT giảm ở phần lớn các tỉnh, thành đang được phân tích ở góc độ tích cực khi cho rằng các quy chế ràng buộc mới đã tăng được tính nghiêm túc của kỳ thi. Các năm trước, không thể không suy nghĩ khi mà hệ GDTX với đầu vào thấp nhưng đầu ra lại xấp xỉ 100%. 

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

900 học sinh bị nhồi đến nghẹt thở trong lò luyện thi ở Hà Nội

Hơn 900 học sinh bị nhồi nhét chật cứng đến mức nghẹt thở, không có chỗ cựa quậy trong một lò luyện thi đại học ở Hà Nội. Hàng chục học sinh khác phải ngồi ngoài hành lang, ngồi bệt sau mông cô giáo để nghe giảng.

Vật vờ từ 4h sáng để đi học luyện thi đại học

Tháng 6 này, thời điểm ngay sát kì thi đại học, cao đẳng năm 2013, các lò luyện thi ở Hà Nội đang “nóng” hơn bao giờ hết. Ngoài các học sinh ở Hà Nội vẫn học thường xuyên, các lớp luyện thi còn có thêm một lượng lớn học sinh ngoại tỉnh đổ về ôn thi.

Tại một trung tâm luyện thi đại học lâu năm ở quận Cầu Giấy, hàng trăm học sinh phải đến từ 4 – 5h sáng và vạ vật chờ đợi giờ mở cổng, mặc dù buổi học phải đến 7h30 mới bắt đầu. Nguyên nhân khiến các em học sinh phải đến từ tờ mờ sáng là để ào vào tranh chỗ khi mở cửa, có như vậy mới chiếm được chỗ ngồi tốt trong lò luyện thi này.

Ôn gì vài tuần trước kỳ thi ?

Hơn 2 tuần nữa kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ bắt đầu. Để đạt hiệu quả cao trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, học sinh cần học đúng cách.

Đừng lao theo bài khó
Đó là lời khuyên của ông Trần Ngọc Danh, Tổ trưởng tổ Sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM). Giải thích điều này, ông Danh nói: “Trong khoảng thời gian quá ngắn, nếu lao theo các bài toán quá khó, học sinh sẽ mất rất nhiều thời gian trong khi đề thi có thể sẽ không ra tới. Thay vào đó, học sinh nên tập giải cẩn thận các dạng đề cơ bản. Các bước làm bài cẩn thận sẽ giúp thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi”.
 Học sinh Trường tư thục Hồng Đức (TP.HCM) đang ôn thi  chuẩn bị kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ
Học sinh Trường tư thục Hồng Đức (TP.HCM) đang ôn thi  chuẩn bị kỳ thi tuyển sinh
ĐH, CĐ

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Đêm thi thiếu "lửa"

Tập 4 cuộc thi “Giọng hát Việt” có 14 giọng ca cùng nhau tranh tài với nhiều thể loại âm nhạc từ những ca khúc Rock, các bản tình ca nổi tiếng thế giới hay giai điệu sâu lắng, da diết đến từ tác phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên, đêm thi chưa thực sự bùng nổ.
Một số thí sinh từng tham gia vào “Giọng hát Việt 2012” cũng như những thí sinh quá quen thuộc trong nhiều cuộc thi ca nhạc như: Nguyễn Lâm Hoàng Phúc, Lưu Thanh Thanh, Phạm Quốc Huy, Nguyễn Thái Quang... không tạo nên sức hấp dẫn trong đêm thi. Ngoài ra, đêm thi cũng xuất hiện một số giọng ca truyền cảm, trong sáng, phóng khoáng, ma quái như: Hồng Gấm, Thùy An, Nguyệt Anh, Nguyễn Dương Nhật Quang, Nông Tiến Bắc, Nguyễn Xuân Lân.
 

Quốc Trung tỏ ra "nguy hiểm" trước Mỹ Linh, Hồng Nhung

Tập 4 vòng “Giấu mặt” diễn ra tối 16-6 chứng kiến những cuộc tranh giành nảy lửa giữa HLV Quốc Trung và Mỹ Linh, Hồng Nhung. Quốc Trung dẫn đầu về số lượng thí sinh ở tập 4.

 
Nhạc sĩ Quốc Trung giành được nhiều thí sinh nhất trong tập 4
Nhạc sĩ Quốc Trung giành được nhiều thí sinh nhất trong tập 4

Tập 4 tuần này có 14 giọng ca cùng nhau tranh tài với nhiều thể loại âm nhạc từ những ca khúc Rock, các bản tình ca nổi tiếng thế giới hay giai điệu sâu lắng, da diết đến từ tác phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đêm thi này cũng là đêm của những vỡ òa cảm xúc đến từ thí sinh lẫn các huấn luyện viên.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Phòng trọ "sốt" giá mùa ôn thi Đại học

Thời điểm học sinh lên ôn thi Đại học cũng là cơ hội cho các chủ nhà trọ hét giá. Điều này khiến nhiều sĩ tử "choáng váng" khi mới đặt chân lên thành phố, nhưng cũng phải chấp nhận vì thời gian ôn thi gấp rút.

Thời điểm học sinh lên ôn thi Đại học cũng là cơ hội cho các chủ nhà trọ hét giá. Điều này khiến nhiều sĩ tử "choáng váng" khi mới đặt chân lên thành phố, nhưng cũng phải chấp nhận vì thời gian ôn thi gấp rút.

Phòng trọ “sốt" giá

Thời điểm này, nhiều sĩ tử kéo lên Hà Nội để tìm cho mình các lớp luyện thi cấp tốc, chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp tới. Nhà trọ được xem là thị trường nóng bỏng nhất hiện nay khi có hàng nghìn sĩ tử cộng với người nhà đổ lên Hà Nội. Tìm nhà trọ đã trở thành công việc khá vất vả, thậm chí là "vật vã" thí sinh mới có được chỗ ở với giá… ngất ngưởng để "dùi mài kinh sử".

Những điều bạn nên biết trước khi chuẩn bị du học

Có những điều tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết đối với những du học sinh tương lai đấy.

Cách nói “Tôi không biết”

Không ít bạn cho rằng đi du học đồng nghĩa rằng bạn tài giỏi và hơn người, sẽ thật đáng xấu hổ nếu bạn tỏ ra kém cỏi hay thất bại trong một lĩnh vực nào đó của cuộc sống. Đó là một suy nghĩ sai lầm bởi trong cuộc đời này, không ai là hoàn hảo. Hãy thành thật bộc lộ suy nghĩ của mình, hãy nói “Tôi không biết” và yêu cầu được giúp đỡ khi bạn thực sự cần điều đó. 

Khánh An (du học sinh Ireland) chia sẻ: “Hồi mới sang, tớ chọn ở homestay, bác chủ nhà hướng dẫn tớ cách bật nước nóng, nhưng không hiểu sao giật dây (như lời bác ý dặn) hoài vẫn chưa thấy nước nóng lên chút nào. Mấy ngày đầu không dám tắm, chỉ lau người qua loa bởi trời khi nào cũng xấp xỉ 0 độ C lận. Sang tới ngày thứ năm, không chịu nổi, mình quyết định gõ cửa phòng bác chủ nhà “cầu cứu”, thì bác nhéo mũi nhẹ nhàng và trách không biết tại sao không nói sớm, tắm nước lạnh trời này ốm biết kêu ai.”

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Sĩ tử rộn ràng với 'lò luyện' trực tuyến sát kì thi ĐH

Trào lưu học trực tuyến đang nở rộ và hình thức ôn thi này ngày càng trở nên hữu ích với các thí sinh.
Nở rộ trong các đợt thi
Chỉ còn khoảng 20 ngày nữa các sĩ tử sẽ chính thức bước vào kì thi ĐH, CĐ cam go và đầy thử thách. Chắc chắn đây là thời điểm các "thần dân 95" ôn luyện miệt mài nhất những kiến thức cơ bản và nâng cao để phục vụ cho kì thi quan trọng sắp tới.
Cùng với các hoạt động chuẩn bị bên lề như đặt vé xe, tìm nhà trọ…, vẫn có nhiều thí sinh đang “gồng mình” lên với các hình thức học thi như thuê gia sư tại gia, học tại lò luyện thi, tự ôn... Trong các hình thức ôn luyện trong những ngày này, học trực tuyến đang được nhiều sĩ tử lựa chọn.
Sĩ tử rộn ràng với lò luyện trực tuyến sát kì thi ĐH
Viettelstudy – một trang web thi trực tuyến miễn phí đang thu hút nhiều sĩ tử

Cách thức tích cực khi chấm đề Văn mở

Đề ván nói về một câu chuyện hết sức cảm động, đáng khâm phục của một tấm lòng nhân ái cao cả, đặc biệt là trong hoàn cảnh xã hội còn nhiều điều đáng phàn nàn về sự thờ ơ, vô cảm của không ít người trong đời sống, thì đó là một vấn đề nghị luận mang ý nghĩa tích cực, có tính thời sự và tính nhân văn cao.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Hãy cảm ơn những lần thất bại

Trong cuộc đời này, chúng ta luôn ao ước mình được thành công và thành công hơn nữa, mà thường quên mất tầm quan trọng của những thất bại, quên rằng thất bại đã mang đến cho chúng ta những bài học tuyệt vời đến không ngờ.

Đâu là khuyết điểm của bản thân?

Trong chúng ta, không ai là hoàn hảo, bản thân mỗi người đều tồn tại những khuyết điểm riêng. Nếu chỉ sống trong “vùng an toàn” của mình, làm những điều mình biết chắc sẽ giành được thắng lợi, không thử sức trên những lĩnh vực mới, chúng ta sẽ mãi mãi không biết rằng điểm yếu của mình là gì để bắt đầu sửa chữa, khắc phục.

“Chạy sô” học để vào trường công

Hơn một tuần nữa (18/6), học sinh (HS) tốt nghiệp lớp 9 sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT. Dù đã sát ngày thi, nhưng hiện HS vẫn đang phải "chạy sô" học ngày học đêm để mong giành được một suất học ở trường công.

Học sinh nên dành nhiều thời gian để tự ôn bài thay vì “chạy sô” các lò luyện thi.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

"Thi đại học quanh năm là ý tưởng hay, nhưng ai sẽ thực hiện?"

Bàn luận xung quanh ý tưởng tổ chức thi ĐH quanh năm của PGS. TS Nguyễn Văn Nhã – Nguyên Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc Gia Hà Nội, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi. TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng ĐH FPT cho rằng, đó là ý tưởng hay nhưng quan trọng ai sẽ là người đứng ra thực hiện điều này.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi ngắn với TS Tùng xung quanh vấn đề trên.

PV:  TS Lê Trường Tùng, vừa qua có ý kiến (PGS Nguyễn Văn Nhã) đề nghị rằng Bộ GD&ĐT nên tổ chức thi Đại học quanh năm. Theo ý kiến này, việc thi lấy chứng chỉ Toefl, Ielts, …tổ chức quanh năm được thì việc thi đại học cũng làm được, mục đích là để tạo cơ hội cho học sinh có cơ hội được học tập, không lãng phí thời gian khi có thể thi đại học không đỗ. Ý kiến của ông về ý tưởng này như thế nào, liệu có khả quan không?

TS Lê Trường Tùng: Mỹ đang thực hiện theo mô hình này (thi nhiều lần thông qua thi SAT) – còn Anh thì thi làm 2 đợt trong năm. Thực chất của các cuộc thi này là cung cấp một thước đo chung đáng tin cậy - để các trường đại học dựa trên kết quả này và một số tiêu chí khác tuyển sinh hàng năm. Việc thi cử được tổ chức gọn nhẹ, thông qua các tổ chức khảo thí, ít thấy vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước. Theo tôi đây là ý tưởng hay. 

Dạy và học sáng tạo

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng trường Đại học Dân lập Lương Thế Vinh cho rằng, nếu không muốn bị đào thải, giáo viên phải chủ động cập nhật kiến thức để khẳng định vị thế của mình trên bục giảng.
Và người thầy cũng phải giúp học sinh thay đổi "guồng máy học tập", chuyển từ học tập thụ động ghi nhớ là chính sang học tập tích cực và sáng tạo.

Thầy sai, sẽ bị đào thải

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, thực tế vẫn tồn tại nhiều thầy cô có phương pháp giáo dục cổ hủ, duy lý. Họ không chịu cập nhật những cái mới để theo kịp sự phát triển của học sinh. Trong khi đó, nếu thầy sai và không chứng minh được kiến thức, luận điểm của mình đưa ra là đúng và phù hợp thì tự nhiên, học trò sẽ đào thải thầy. Có những công nghệ, giải pháp, công thức... hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, giáo viên vẫn cứ lấy ra để giảng dạy cho học sinh. Với những em nhạy bén, chúng sẽ ngay lập tức nhận ra sự không phù hợp. Khi đó, sự kính trọng của người thầy của học trò cũng sẽ giảm bớt. 

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Xôn xao vụ Kim Dung nhận bằng Tiến sĩ

Dư luận và truyền thông Trung Quốc mới đây xôn xao về bức ảnh chụp giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiến sĩ tại ĐH Bắc Kinh của nhà văn Kim Dung, nhiều người cho rằng ở tuổi 89 làm sao Kim Dung có thể hoàn thành khóa học 4 năm và nhận được giấy chứng nhận.
Trên một trang mạng mới đây xuất hiện bức ảnh kèm dòng ghi chú "Giấy chứng nhận tốt nghiệp hệ đào tạo Tiến sĩ của tiên sinh Kim Dung do chính tôi đóng dấu" do một thành viên mạng tự nhận là sinh viên Đại học Bắc Kinh đăng tải.
Bức hình nói trên ngay lập tức được cư dân mạng lan truyền và khiến dấy lên những hoài nghi. Trong bức hình giấy chứng nhận tốt nghiệp có đề tên Tra Lương Dung (Tên thật của nhà văn Kim Dung). Tuy nhiên không ít cư dân mạng hồ nghi và thắc mắc, không hiểu một người cao tuổi như nhà văn Kim Dung nay đã 89 tuổi làm thế nào để hoàn thành được khóa học đào tạo tiến sĩ dài đằng đẵng như vậy.

Có nên tin vào các lò luyện thi cấp tốc?

Sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 kết thúc, các trung tâm ôn, luyện thi cấp tốc trở lên nóng hơn bao giờ hết, tại các trung tâm luyện thi trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, không khí ra vào hết sức nhộn nhịp.

Sau khi kết thúc thi tốt nghiệp THPT, hàng trăm thí sinh bắt đầu đổ về các trung tâm bồi dưỡng văn hóa để luyện thi đại học (ĐH) khóa cấp tốc. Nhiều trung tâm luyện thi (TTLT) không phép, bao đậu với mức học phí "khủng" cũng nở rộ.
Sáng ngày 7/6, phóng viên báo điện tử Người đưa tin đã có mặt tại một số điểm chuyên luyện thi đại học cấp tốc như khu vực đường Nguyễn Trãi, Tôn Thất Tùng, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, phố Chùa Láng, ĐH Sư Phạm Hà Nội… nhiều phụ huynh học sinh đến các trung tâm ở khu vực này để tìm hiểu thông tin ôn luyện thi.

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Sĩ tử ngán “lò” luyện thi

Ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013, thay vì đổ xô ra các thành phố lớn luyện thi cấp tốc, nhiều học sinh đã chọn phương án ở nhà ôn thi.

Học ở nhà tốt hơn
Em Hồ Thị Tâm ở thôn Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi (Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) đăng ký dự thi vào Trường ĐH Sư phạm Huế. Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, gia đình tạo điều kiện cho Tâm lên TP.Huế học ở lò luyện thi nhưng em quyết định tự học ở nhà.
“Em thấy đề thi những năm gần đây rất sát với chương trình sách giáo khoa THPT, nhất là chương trình lớp 12. Chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là có khả năng thi đỗ nên em ở nhà ôn luyện kỹ những kiến thức đã học”- Tâm cho biết.
Cũng như Tâm, ở thôn Mỹ Thạnh có hơn 20 học sinh chọn cách tự luyện thi ở nhà. Tại xã Phú Dương (huyện Phú Vang), trong số hơn 100 học sinh vừa thi tốt nghiệp THPT chỉ có vài học sinh tìm đến lò luyện thi, dù địa phương này nằm gần TP.Huế.
“Ngoài thời gian tự học, em và nhiều bạn còn tham gia học nhóm một số buổi trong tuần để hỗ trợ nhau nắm vững kiến thức. Năm 2012, nhiều học sinh ở xã đã thi đỗ sau khi tự luyện thi ở nhà”- em Trần Văn Thành (thôn Phú Khê) kể.

Nhiều băn khoăn về hướng dẫn chấm thi môn ngữ văn

Ngày 6-6, sau khi Bộ GD-ĐT ban hành hướng dẫn chấm thi các môn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, nhiều giáo viên (GV) bày tỏ sự băn khoăn về một số quy định tại Hướng dẫn chấm thi môn ngữ văn, cụ thể là ở câu hỏi mở yêu cầu trình bày suy nghĩ về hành động dũng cảm cứu 5 em nhỏ khỏi tai nạn đuối nước của HS Nguyễn Văn Nam.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Tăng tốc luyện thi

Còn đúng một tháng nữa là diễn ra kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013, nhiều thí sinh vừa thi xong tốt nghiệp THPT đã tức tốc tìm đến các trung tâm luyện thi ĐH với hy vọng một suất vào ĐH.

Đã hai tuần nay, anh Nguyễn Văn Tuấn (quê Bình Thuận), kinh doanh hải sản tươi sống tại quận Tân Bình TPHCM luôn bận rộn với việc tìm cho cậu con trai một chỗ luyện thi ĐH. Trước khi quyết định chọn Trung tâm luyện thi Miền Đông- Sài Gòn (110A Chu Văn An, P.26, Q. Bình Thạnh, TPHCM).

Anh Tuấn cho biết: "Hai tiêu chí rất quan trọng để tôi quyết định chọn trung tâm luyện thi cho con là ở đó giáo viên giỏi, có kinh nghiệm luyện thi và lớp ít học viên". Anh còn cho biết thêm, sau khi thi tốt nghiệp THPT ở Bình Thuận xong, con trai anh sẽ vào TPHCM để luyện thi. Năm nay con anh chỉ làm 1 hồ sơ đăng ký thi vào ngành công an nên cần tham gia một khóa luyện thi để tự tin hơn khi bước vào phòng thi. Hơn nữa, học sinh tham gia thi vào ngành công an toàn là học sinh giỏi, cạnh tranh khốc liệt.

Học Lịch sử không khó nếu có phương pháp đúng

Lịch sử không đơn thuần là môn học thuộc, nếu chịu khó đọc, tìm hiểu, đây thực sự là một môn học rất thú vị - đó là nhận định chung của nhiều học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm 2013.
vcvc
Em Trần Thanh Quang. Ảnh: NN
Em Trần Thanh Quang – Lớp 12 Sử trường chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), giải nhất HSG quốc gia Lịch sử 2013 nói: Nếu quan niệm Lịch sử chỉ đơn thuần là môn học thuộc thì khó có thể tìm thấy niềm đam mê đối với môn học này.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ: Tiêu chí phải rõ ràng

Trước thực tế những vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn ngày càng nhiều và đối tượng chủ yếu lại là các ca sĩ, người mẫu tự do, vì vậy Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã giao trách nhiệm cho Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) chuẩn bị đề án cấp lại chứng chỉ, trước mắt cho ca sĩ, người mẫu. Trong hội nghị trực tuyến về vấn đề này mới đây, nhiều ý kiến đã được các đại biểu đề cập thẳng thắn.
Đòi hỏi cấp thiết
Gần đây dư luận bất bình trước việc biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam liên tục có những sai phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu trong xã hội. Các nghệ sĩ đua nhau hát nhép, mặc trang phục thiếu vải phản cảm, phát ngôn gây sốc… ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chính vì vậy, vấn đề cấp chứng chỉ hành nghề đã được đưa ra bàn luận tại nhiều hội nghị. Tại Hội nghị trực tuyến ở 3 điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM, nhiều ý kiến cho rằng việc cấp phép chứng chỉ để ca sĩ, người mẫu phải có trách nhiệm với công việc mình đang làm và cũng là làm trong sạch môi trường văn hóa nghệ thuật.
Theo dự thảo đề án,  việc cấp chứng chỉ sẽ áp dụng với tất cả nghệ sĩ, nhưng trước mắt là ca sĩ và người mẫu. Bởi, thời trang và âm nhạc là hai lĩnh vực đang có nhiều sai phạm nhất. Những người được cấp thẻ phải hội đủ ba điều kiện: Tư cách đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn và chưa từng bị thu hồi chứng chỉ hành nghề trước đó. Bộ dự định cấp hai loại thẻ. Loại thứ nhất dành cho nghệ sĩ được đào tạo tại các trường nghệ thuật và có danh hiệu. Loại thứ hai dành cho các nghệ sĩ không được đào tạo bài bản nhưng có năng khiếu và được công chúng yêu mến.

Big Bang háo hức vì sắp lập kỉ lục mới

Big Bang sẽ là nghệ sĩ nước ngoài đầu tiên tổ chức concert tại tất cả 6 nhà hát lớn nhất của Nhật.
Tour diễn sẽ bắt đầu bằng các concert tại Seibu Dome vào ngày 16-17/11 tới. Tiếp theo đó là hàng loạt concert tại Kyocera Dome (Osaka) từ 29/11 đến 1/12, tại Yahoo!Dome (Fukuoka) vào ngày 7-8/12; tại Nagoya Dome vào ngày 14-15/12, tại Tokyo Dome từ ngày 19-21/12 và kết thúc tại Kyocera Dome vào ngày 11-12/1/2014.
Big Bang háo hức vì sắp lập kỉ lục mới

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Chẳng dại mà bảo tuyển người vì thân quen!

Theo GS Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính: "Chẳng ai dại gì khi tuyển dụng, lấy người vào cơ quan Nhà nước mà bảo rằng vì người đó có mối thân quen với ông A, ông B".
Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2012 đưa ra con số: 47% người dân cho rằng, mối quan hệ thân quen là quan trọng khi xin việc vào làm nhân viên văn phòng ở xã/phường/thị trấn.

Tội gì người ta phải nói! 

47% người dân cho rằng mối quan hệ thân quen là quan trọng khi xin việc vào làm nhân viên văn phòng ở xã/phường/thị trấn. Có vẻ, câu người ta vẫn thường ví von "Nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ thế" là hoàn toàn có cơ sở, thưa ông?

Vấn nạn 'chảy máu chất xám' của nền giáo dục đa quốc gia

Một nghiên cứu về giáo dục xuyên quốc gia đã phát hiện ra rằng nó có thể đào tạo những kỹ năng còn thiếu của học sinh các nước, nhưng cũng có thể góp phần vào nạn chảy máu chất xám.

Các trường đại học và Bộ trưởng Bộ khoa học David Willetts đã thúc đẩy giáo dục xuyên quốc gia với các hình thức như liên doanh mở chi nhánh, cấp bằng chung, công nhận các khóa học ở nước ngoài.
Theo Cơ quan quan sát bên lề Giáo dục đại học, các trường đại học tại Anh đã thành lập 25 chi nhánh vào năm 2012 tại các nước như Trung Quốc, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ấn Độ, Malaysia.
Trong năm học 2010 - 2011 đã có 291.595 sinh viên theo học các chương trình được xác nhận bởi các tổ chức Vương quốc anh tại nước ngoài.
Cảnh báo nạn “chảy máu chất xám” của nền giáo dục đa quốc gia

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Nhiều địa phương duy trì thi theo cụm trường

Theo quy chế thi mới, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay Bộ GD&ĐT không bắt buộc các địa phương phải tổ chức thi theo hình thức cụm trường. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn tiếp tục duy trì hình thức này, đồng thời khẳng định có nghiên cứu kỹ lưỡng đảm bảo thí sinh không phải đến các địa điểm thi quá xa.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2012. Ảnh: NN
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2012.

"Nếu là Bộ trưởng GD&ĐT, tôi không nói kiểu thế được"

"Nếu tôi là Bộ trưởng thì dứt khoát không trả lời báo chí như vừa qua. Giáo dục phải cầu toàn, chứ không thể nói kiểu chưa thấy hết trách nhiệm như thế được", người đương thời Đỗ Việt Khoa chia sẻ.
Đi thi chứ không phải đi chống tiêu cực

Ngày 2/6, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chính thức bắt đầu. Năm nay cũng là năm đầu tiên, Bộ GD&ĐT thực hiện giải pháp đột phá chống tiêu cực bằng cách cho phép thí sinh đem vào phòng thi các thiết bị quay phim, ghi âm, chụp ảnh. Ông đánh giá về giải pháp này như thế nào?

Tôi nghĩ có lẽ giải pháp này chỉ có ở Việt Nam. Lý lẽ để người ta đưa ra giải pháp này ắt hẳn là xuất phát từ vụ việc diễn ra ở trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) năm ngoái. Nó giống y như việc mất trâu rồi mới đi mua cọc vậy. Giao cho chính học sinh công cụ để tố cáo tiêu cực. Trong khi nếu có tiêu cực thì học sinh chính là đối tượng làm nên tiêu cực đó. Điều này xét ở logic thông thường là không hợp lý. Tôi cho rằng giải pháp này còn thể hiện sự bất lực của ngành giáo dục trước tiêu cực của các kỳ thi.