Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Những thí sinh khiến giám khảo The Voice phải ra tay "cứu"

Vòng đối đầu Giọng hát Việt đã đi gần cuối chặng đường. Trên trường đấu gay cấn và khắc nghiệt không kém "võ đài quyền Anh" này hóa ra lại có những thí sinh may mắn được "cứu" khi tưởng chừng đã bị hạ "knock-out" hoàn toàn. Những thí sinh may mắn này là ai? Vì sao họ lại được các giám khảo ra tay lật ngược tình thế một cách ngoạn mục như vậy?

1. Ấn tượng trước giọng hát, Quốc Trung quyết định "cứu" My Hoàn 
Những thí sinh khiến giám khảo The Voice phải ra tay "cứu" 1
My Hoàn được quyền đi tiếp nhờ sự cứu vớt của HLV Quốc Trung

Show Lee Min Ho 'bốc hơi' vì đâu?

Thật bất ngờ vì chỉ trước 3 ngày so với lịch diễn (3/8), live show của Lee Min Ho tại Hà Nội đã được thông báo hoãn vô thời hạn từ phía Hàn Quốc vào chiều ngày 29/7 và ngay sau đó BTC tại Việt Nam cũng lên tiếng xác nhận. Fan Việt một lần nữa lại bị “sốc”.
Theo công ty quản lý của Lee Min Ho - Starhaus Entertainment, show diễn bị hủy do là phía Việt Nam. Trong khi đó, BTC tại Việt Nam (Công ty VDC Entertainment) giải thích: “VDC Ent và Starhaus Ent sau một thời gian thảo luận, đàm phán và cố gắng để tổ chức Concert Lee Min Ho - My Everything World Tour tại Sân Thể thao Tổng hợp Quần Ngựa ngày 3/8/2013, nhưng do một số yếu tố, kế hoạch trên không diễn ra đúng như dự kiến”.
Hoàn tiền vé trong 2 tháng
Trước mắt, VDC Entertainment có kế hoạch hoàn lại tiền của khán giả trong thời gian 2 tháng, kể từ ngày 30/7. Khán giả có thể liên hệ với BTC qua E-mail: info.vdcent@gmail.com và điện thoại số 01889460169.
Tại website musicshow.vn - một đơn vị bán vé chính thức của chương trình cũng đã ra thông báo hoàn vé lại cho khán giả. Theo đó, tất cả các khách hàng đã đặt mua vé qua Hiệp hội các nhà Phân phối vé Việt Nam (Musicshow, Sukienhay, Ticbox, Nexttopevent) sẽ được hoàn lại 100% tiền vé.

Trang web của công ty VDC Entertainment quảng cáo cho chương trình Lee Min Ho Concert In Vietnam

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Sao Mai 2013 'lấn sân' Châu Âu

Năm nay, giải Sao Mai sẽ mở rộng sang cả khu vực Châu Âu để tạo cơ hội cho các bạn trẻ sống xa quê hương thể hiện niềm đam mê âm nhạc.
Để tạo nên sự khác biệt so với những mùa giải trước, ban tổ chức Sao Mai 2013 đã quyết định mở rộng quy mô tổ chức tại khu vực Châu Âu. Lý do được ban tổ chức đưa ra là "nhằm đổi mới nội dung, chất lượng và mở rộng đối tượng tham gia, thúc đẩy phong trào ca hát và phát hiện những giọng ca xuất sắc trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài".
c3-1375152761_500x0.jpg
Họp báo giải Sao Mai 2013 tại Berlin, Đức.

Đại nhạc hội SMTown ra màn ảnh rộng

Lotte Cinema vừa cho biết vào ngày 9/8 tới, hãng sẽ phát hành SMTown live in Tokyo định dạng 3D, quy tụ sự tham gia của nhiều nhóm nhạc nổi tiếng Hàn Quốc.
Đại nhạc hội SMTown (tựa Anh: SMTown live in Tokyo - Special edition) là DVD ghi hình buổi hòa nhạc quy mô lớn kéo dài ba đêm liên tiếp vào tháng 9/2011 của SM Entertainment (còn gọi là SM Town), tập đoàn giải trí hàng đầu tại Hàn Quốc.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Giọng hát Việt: Quốc Trung nặng lời với thí sinh của Mỹ Linh

HLV Quốc Trung đã nặng lời phê bình thái độ diễn của Văn Tây như “đang bị bắt buộc lên biểu diễn, cảm giác như đang giận ai đó..."
Tập thứ 4 của vòng Đối đầu chương trình The Voice – Giọng hát Việt đã phát sóng trên kênh VTV3, Đài THVN vào lúc 21h15 ngày 28/7. Đêm thi mang đến những cảm xúc lắng đọng nhưng cũng đầy bất ngờ và kịch tính với quyền “cướp” thí sinh của các HLV.
Đều có chất nghệ sĩ, có bản lĩnh và sự tự tin, Văn Viết Thái Châu được HLV Quốc Trung ghép cặp cho vòng Đối đầu The Voice. Trong lúc luyện tập, cặp đôi gặp phải khó khăn khi Văn Viết không tiết chế được bản thân và khá nóng vội thể hiện bài hát. Thái Châu có sự tự tin và phong cách riêng nhưng lại bị “bế tắc” và có cảm giác bị kìm kẹp trong ca khúc. Sẽ rất khó để cả hai có thể kết hợp tốt trên sân khấu. Chính vì thế, HLV Quốc Trung khá lo lắng về phần trình diễn của cặp đôi này.


Thái Châu - Văn Viết

Siu Black: Họa mi hát giữa bờ tuyệt vọng

"Làm ăn thua lỗ lại vay mượn, lại tiếp tục thua lỗ thêm..., cái vòng luẩn quẩn ấy tôi bị dính vào và không thoát ra nổi nữa.", nữ ca sĩ chia sẻ chuyện nợ nần tiền tỷ.

Tin đồn về chuyện Siu Black nợ nần vốn không xa lạ trong làng giải trí, thậm chí đã có thời gian nghi án chị mất tích tại các sân khấu cũng được cho rằng đi trốn nợ. Đến khi chị đột ngột xuất hiện trên "ghế nóng" Tôi là người chiến thắng, những tin đồn mới có dịp lắng đi. Buổi phỏng vấn này được thực hiện trong những phút giây yên ả hiếm hoi của Siu Black, khi những tin đồn tạm thời "buông tha" chị và Siu Black vẫn đang là một "ngôi sao" giám khảo.
- Khoảng thời gian phải đối mặt với tin đồn vỡ nợ vì cờ bạc tâm trạng chị như thế nào? Tại sao chị không lên tiếng giải thích gì về những điều này?
- Tôi nghĩ chưa tới lúc để mình lên tiếng dù thật sự tôi cũng rất muốn giải thích rõ với mọi người. Trong thời điểm này, tôi không nên nói bất cứ điều gì bởi càng nói sẽ càng khiến mọi người hiểu nhầm nhiều thứ.
Tôi phải làm lại từ đầu khi mất trắng tất cả mọi thứ. Từ một người kiêu ngạo, luôn tự hào dư dả không phải vay mượn gì ai, tôi buộc phải đi vay nợ để trang trải những khó khăn trong cuộc sống.
Khi mình đã đi vay mượn, dù với mục đích gì, người ta cũng khó lòng nghĩ tốt về mình được. Không thể ngăn được suy nghĩ của tất cả mọi người, nhất là khi những thứ thuộc về tin đồn luôn rất khó tin. Một đồn mười, mười đồn trăm cũng là điều hết sức bình thường. 

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Người của công chúng, sống sao cho xứng?

Thông tin "họa mi” núi rừng Tây Nguyên Siu Black đang lâm vào cảnh nợ nần do đánh bạc, cá độ, vay nặng lãi không có khả năng chi trả, thậm chí phải "đi bụi” để tránh chủ nợ khiến công chúng không khỏi sốc nặng. Bởi lẽ, hình ảnh cô ca sĩ Siu Black được khán giả yêu mến với chất giọng đặc biệt và lối biểu diễn hết mình vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí của hàng triệu "fan” hâm mộ từ nhiều năm qua. 



Siu Black (trái) sau những ngày "đi bụi”

Lóe sáng rồi vụt tắt như tài năng truyền hình thực tế

Khi các cuộc thi trên truyền hình càng nở rộ cũng là lúc tương lai của các thí sinh trở nên mù mịt.

Một vài năm trở lại đây, các cuộc thi truyền hình thực tế mọc lên nhan nhản. Những chương trình như Giọng hát Việt, Vietnam Idol, The Winner Is phiên bản Việt… hay sắp tới đây là X-Factor được xem là bệ phóng cho các gương mặt mới.

Ở đây, những ai có khả năng ca hát đôi chút đều có thể tìm kiếm danh vọng cho mình một cách dễ dàng. Bởi chỉ cần lên sóng một vài buổi, từ một giọng ca 'cấp trường, cấp phường' cũng được nâng tầm lên thành ca sỹ, thậm chí nghệ sỹ biểu diễn.
Lóe sáng rồi vụt tắt như tài năng truyền hình thực tế
Các cuộc thi truyền hình thực tế thời điểm này dường như đã không còn sức hút mạnh mẽ. 

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Học nghề miễn phí cũng… miễn học !

Mặc dù có những ưu đãi, thậm chí được hỗ trợ toàn bộ học phí nhưng khá nhiều thanh niên ở một số huyện, quận vùng ven TP.HCM vẫn không muốn học nghề.

Chỉ muốn kiếm việc làm ngay
Ông Nguyễn Ngọc Khoa, Giám đốc Trung tâm dạy nghề H.Bình Chánh, TP.HCM, cho biết: Toàn huyện có hơn 2.000 thanh niên chưa qua đào tạo nghề. Đa số những người này đi làm những nghề lao động phổ thông, công nhân, phụ hồ… Trung tâm phối hợp với địa phương làm công tác vận động học nghề, nhưng số người đi học còn quá ít, chỉ chiếm khoảng 10%.
Học nghề làm tóc tại Trung tâm dạy nghề H.Bình Chánh - d
Học nghề làm tóc tại Trung tâm dạy nghề H.Bình Chánh 

Nhiều trường công bố điểm thi, điểm chuẩn dự kiến

Ngày 24.7, hàng loạt trường ĐH trong cả nước tiếp tục công bố điểm thi tuyển sinh năm 2013. Trong đó, nhiều trường tốp trên đưa ra mức điểm chuẩn dự kiến cao hơn nhiều so với năm 2012.

 Nhiều trường công bố điểm thi, điểm chuẩn dự kiến
Phụ huynh Nguyễn Văn Định vui mừng khi xem điểm con gái là Nguyễn Thanh Thảo thi vào Trường ĐH Bách khoa đạt điểm cao

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Cắt thi đua nếu tỉ lệ tốt nghiệp cao: Đừng nâng quan điểm quá!

Việc cắt thi đua nếu tỉ lệ tốt nghiệp cao, theo tôi, chúng ta đừng có nâng cao quan điểm quá. Vì đây đâu phải để chống tiêu cực. Đây là việc làm của Bộ GT-ĐT tìm cách gì đó để cho dư luận, cho báo chí biết rằng ngành giáo dục không tiêu cực nữa!
Đó là quan điểm của GS Văn Như Cương về quyết định "lạ" của bộ GD-ĐT - cắt thi đua những địa phương có tỉ lệ tốt nghiệp THPT cao hơn năm 2012.

GS Cương chỉ rõ: Kiểu trừng phạt như thế khiến tôi hiểu, Bộ GD-ĐT nhắc các Sở, ta tiêu cực thì cũng vừa vừa, đừng có tiêu cực quá mà báo chí nói, dư luận nghi. Thôi chi bằng năm nay ta không để tỷ lệ tốt nghiệp cao quá năm ngoái. Chẳng hạn năm ngoái anh 98% rồi, thì năm nay làm 97% thôi, chứ để kết quả tỷ lệ tốt nghiệp 99% thì người ta nghi, dư luận nói. Theo tôi đây đâu phải là chống tiêu cực, mà đây chỉ là ngành giáo dục bắt hạ tỷ lệ xuống
Theo GS Cương, việc cắt thi đua đâu phải là biện pháp chống tiêu cực của ngành giáo dục

Xét tuyển vào ĐH - CĐ: Dễ đầu vào, lãng phí đầu ra

Năm 2013, Bộ GD-ĐT quyết định bổ sung học sinh 20 huyện được ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ) cùng với học sinh thuộc 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ (gọi tắt Nghị quyết 30a) được ưu tiên tuyển thẳng, khiến lượng hồ sơ tuyển thẳng vào nhiều trường tăng mạnh. Vấn đề này khiến nhiều trường băn khoăn về công tác đào tạo cũng như lo ngại về chuyện lãng phí: Nếu như đầu ra của sinh viên không được giải quyết suôn sẻ thì nguy cơ lãng phí rất lớn. Do đó cần phải có quy hoạch ngay từ khâu xét tuyển vào ĐH-CĐ.
        Hồ sơ tăng mạnh
Mùa tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012 là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, các trường ĐH-CĐ trên cả nước đã xét tuyển được 2.638 thí sinh có hộ khẩu thường trú, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo vào học ĐH (2.435 thí sinh) và CĐ (203 thí sinh).

Tuy nhiên, đến thời điểm này, số lượng thí sinh nộp hồ sơ tuyển thẳng vào các trường tăng đột biến. Tại Trường ĐH Cần Thơ, hội đồng tuyển sinh của trường đã nhận được hơn 2.600 hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng của thí sinh thuộc diện quy định tại khu vực Tây Nam bộ. Trong khi đó, theo TS Nguyễn Minh Trí, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, trong năm 2012 trường không triển khai quy định này.

Tương tự, Trường ĐH Tây Nguyên (Đắk Lắk) tính đến nay đã nhận hơn 1.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng của thí sinh dân tộc, thí sinh nghèo thuộc diện ưu tiên. Lượng hồ sơ này đã khiến hội đồng tuyển sinh của trường không biết tính phương án đào tạo và phân bổ chỉ tiêu như thế nào. Trường ĐH Thái Nguyên cũng dự kiến trong năm 2013 lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng của thí sinh thuộc diện ưu tiên sẽ tăng mạnh so với năm 2012 (có 3.000 hồ sơ đăng ký). Các Trường ĐH Vinh, ĐH Huế… cũng dự kiến lượng thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng cũng từ vài trăm đến cả ngàn.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Điểm chuẩn thi đại học năm nay sẽ cao hơn năm ngoái

Kết quả chấm thi tại một số trường ĐH cho thấy, điểm thi của các thí sinh năm nay tăng nhẹ so với năm 2012. Mặc dù điểm tăng, song vẫn xuất hiện nhiều điểm “liệt” do thí sinh không làm được bài thi, làm lạc đề…

Điểm chuẩn thi đại học năm nay sẽ cao hơn năm ngoái 1
Theo kết quả chấm thi ban đầu của nhiều trường ĐH cho thấy, điểm thi năm nay tăng nhẹ so với năm 2012. 

Nhiều trường dự kiến điểm trúng tuyển

Sáng 23-7, các trường ĐH Hàng hải, ĐH Xây dựng Miền Trung, ĐH Công nghiệp Việt-Hung, ĐH Hồng Đức, ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội, Học viện Chính sách và Phát triển đã công bố điểm thi. Đến nay đã có 32 trường công bố điểm, đồng thời các trường cũng dự kiến điểm trúng tuyển.
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM ngày 9-7-2013.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Phần Lan đã dẫn đầu thế giới về giáo dục như thế nào?

Toner Wagner – một giáo sư nổi tiếng về giáo dục tại Trường Đại học Harvard (Hoa Kỳ), trên con đường tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: đâu là những kỹ năng cần thiết cho những người trẻ trong xã hội tri thức ngày nay, đã đặt chân đến Phần Lan.

Ngưỡng mộ hệ thống giáo dục “không giống ai” của đất nước này, vào năm 2011 Toner đã cùng với nhà làm phim Robert Compton tạo nên một bộ phim tài liệu dài hơn một giờ đồng hồ về nền giáo dục Phần Lan với tên gọi: “The Finland Phenomenon: Inside The World’s Most Surprising School System” – “Hiện tượng Phần Lan – Bên trong hệ thống trường học đáng ngạc nhiên nhất trên thế giới”.

Trường chất lượng cao: Chống tụt hậu

Hà Nội vừa quyết định tổ chức 18 trường công lập chất lượng cao trong năm học tới với học phí rất cao, TP HCM cũng có 3 trường. Chủ trương này đã gây nhiều tranh cãi. Chúng tôi xin giới thiệu quan điểm của TS Hồ Thiệu Hùng, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, như một gợi ý để tạo diễn đàn quanh chủ trương này

Giáo dục Việt Nam đang tụt hậu, đây là điều ai cũng thấy. Nguyên nhân có nhiều, một trong số đó là đầu tư nhà nước trên mỗi học sinh (HS) quá thấp, quy định đóng góp của người học thông qua học phí cũng quá thấp. Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định học phí phải không quá 5% mức thu nhập trung bình của dân cư trong vùng, dẫn tới chất lượng giáo dục yếu kém. Ngành giáo dục đã và đang có nhiều nỗ lực thoát khỏi tình trạng này, mở loại hình trường công lập chất lượng cao (CLC) là một dẫn chứng.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Quyết tâm thép trước gian lận thi cử

Mùa thi năm nay, quyết tâm chống gian lận trong thi cử của ngành Giáo dục đã được cả xã hội đồng tình và ghi nhận. Bức tranh thi cử qua lăng kính phóng viên cả nước hiện ra với những gam màu sáng của niềm tin và sự kỳ vọng.
Khi trường thi thích ứng với môi trường khoa học công nghệ
Kết thúc 2 đợt thi tuyển sinh ĐH năm 2013, báo Vietnamnet ngày 14/7 đăng bài viết: “Dù là Bộ trưởng, quyết cũng không dễ”, nội dung nói tới quy định về việc mang thiết bị không có chức năng truyền, phát thông tin vào phòng thi của ngành Giáo dục được thực hiện 3 lần trong một năm cho thấy cuộc đấu tranh quyết liệt giữa những luồng tư duy, giữa lý thuyết và thực tiễn.
Bài báo dẫn: Những ngày đầu thực hiện quy định, chính các trường ĐH đưa ra ý kiến nhiều nhất… Nhưng Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chốt một câu: "Giáo dục phải có sự thích ứng với môi trường khoa học công nghệ phát triển". Ông khẳng định việc mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi hoàn toàn không phải là sáng kiến của Bộ GD&ĐT, mà xuất phát từ thực tiễn.
Bộ trưởng khẳng định: Ban hành quy định này không phải là chuyện "vẽ đường cho hươu chạy" mà là công việc phải làm, phải bắt đầu thích ứng với môi trường khoa học công nghệ phát triển. Đây chính là lúc để ngành Giáo dục chủ động thực hiện trước khi rơi vào thế bị động.

Đổi mới giáo dục: Cần bắt đầu từ tư duy

Từ truyền thống đến hiện đại, tư duy học hành thi cử quan trường đã bám rễ vào nhận thức của người Việt. Cả xã hội quan niệm học để làm thầy, ít ai muốn làm thợ.

Trong một hội thảo khoa học bàn về đổi mới giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức gần đây, nhiều trí thức, nhà khoa học đã đề nghị thay đổi lối tư duy khoa bảng truyền thống. Lối tư duy nhà văn Nguyên Ngọc gọi là “hư học”, học để thi chứ không phải “học để biết, học để làm việc, học để khẳng định chính mình và học để hòa nhập”, theo định nghĩa của UNESCO.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Kết quả thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội: Chỗ mừng, nơi lo

Thời điểm này, các trường THPT trên địa bàn Hà Nội đang thực hiện các công đoạn cuối cùng để tiếp nhận HS trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2013-2014. Dù chưa có phân tích chi tiết về kết quả từng môn thi của HS song từ bảng điểm chuẩn do Sở GD-ĐT phê duyệt, có thể thấy mức điểm chuẩn năm nay của nhiều trường giảm so với năm ngoái.

Chưa ổn định

Mức điểm chuẩn vào lớp 10 của các trường THPT công lập Hà Nội trong 3 năm gần đây cho thấy có lúc tăng, lúc giảm. Về tổng thể, nếu như năm 2011, toàn thành phố có 42 trong số 104 trường THPT công lập có mức điểm chuẩn từ 40,0 trở lên, thì năm nay, con số này là 50 trường. Tuy nhiên, nếu xem xét cụ thể hơn, có thể thấy, hai năm trước, mức điểm chuẩn của hầu hết trường cơ bản ổn định và có chiều hướng tăng thì đến năm nay lại không giữ được "phong độ". Điển hình, Trường THPT Phạm Hồng Thái có mức điểm chuẩn tăng từ 47,5 điểm lên 50,0 điểm (năm 2012) thì đến năm nay gần như quay trở lại mốc ban đầu, với 48,0 điểm. Trường THPT Ngọc Hồi năm ngoái tuyển sinh với mức 47,0 điểm, năm nay lại giảm còn 45,5 điểm, thấp hơn cả mức điểm chuẩn của 3 năm trước.
 
Điểm chuẩn vào lớp 10 năm nay của nhiều trường giảm so với năm trước. Ảnh: Nhật Nam
Điểm chuẩn vào lớp 10 năm nay của nhiều trường giảm so với năm trước.

ĐH-CĐ 2013: Điểm chuẩn có thể tăng nhẹ

Theo đánh giá của cán bộ chấm thi, điểm thi năm nay của các thí sinh (TS) nhỉnh hơn một chút so với năm ngoái, vì vậy điểm chuẩn vào các trường có thể sẽ tăng nhẹ.

Một số trường đã chấm xong môn tự luận
Môn thi tự luận chủ yếu thi vào đợt 2 (ngày 9,10.7) nhưng tới giờ một số trường đã chấm xong 2/3, trong đó có Trường ĐH Văn hóa. Tiến sĩ Nguyễn Việt Hương - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn hóa Hà Nội cho biết: “Môn địa lý đã chấm xong, môn văn chấm được 2/3 số bài thi. Tuy nhiên, ban chấm thi chưa đánh giá điểm số của TS và còn chờ điểm của các môn khác nên chưa thể đưa ra dự kiến điểm chuẩn”.
Thí sinh tham dự kỳ thi ĐH, CĐ 2013.
Thí sinh tham dự kỳ thi ĐH, CĐ 2013.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Vì sao nghèo học giỏi, giỏi vẫn nghèo?

Tôi đồng tình với thầy Lê Sỹ Tứ, người có 40 năm đứng trên bục giảng với môn Văn. Thầy đã phản biện trên báo Tiền Phong rất đúng xung quanh nhận xét của Tran Hung John. Nhưng em (đang là sinh viên năm cuối, Khoa kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) muốn trao đổi với thầy, với Hung John và bạn đọc Tiền Phong về những ý khác.
Muốn có con người sáng tạo, tiên phong phải có nền giáo dục sáng tạo và cơ chế phù hợp. ảnh: Mai Xuân Tùng
Muốn có con người sáng tạo, tiên phong phải có nền giáo dục sáng tạo và cơ chế phù hợp.

Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng ? - Ở đâu cũng thấy ưu tiên !

Theo tài liệu phân chia khu vực, đối tượng tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 của Bộ GD-ĐT, số lượng địa phương và thí sinh diện ưu tiên dài dằng dặc.

Gây tâm lý ỷ lại, thiếu động lực phấn đấu
Theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, thí sinh thuộc đối tượng, khu vực ưu tiên cao nhất sẽ được cộng 3,5 điểm (nhóm ưu tiên 1 được 2 điểm và khu vực ưu tiên 1 được 1,5 điểm). Thêm quy định điểm sàn cho thí sinh khu vực Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ thấp hơn 1 điểm so với mặt bằng chung. Như vậy, với các trường lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT, ví dụ điểm sàn khối A là 13 điểm, thì thí sinh chỉ cần đạt 9 điểm (trung bình mỗi môn hơn 3 điểm) là đậu ĐH.
 Học sinh ngay tại TP.Đà Lạt hưởng ưu tiên khu vực 1 (mức cao nhất) cùng mức ưu tiên với các huyện xa xôi của tỉnh Lâm Đồng, là không hợp lý - d
Học sinh ngay tại TP.Đà Lạt hưởng ưu tiên khu vực 1 (mức cao nhất) cùng mức
ưu tiên với các huyện xa xôi của tỉnh Lâm Đồng, là không hợp lý

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Sàng lọc giáo viên: Không dễ!

Câu chuyện sàng lọc giáo viên (GV) đã được Bộ GD&ĐT đề cập từ năm học 2005-2006 để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiến tới nâng chất lượng toàn diện cho ngành giáo dục. Hai năm gần đây, tại Đồng bằng sông Cửu Long, qui mô lớp học giảm khiến cho lượng giáo viên dôi dư, bình quân mỗi tỉnh khoảng 1.000 người. Đây là cơ hội để ngành giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nâng cao chất lượng giáo dục bắt đầu từ sàng lọc giáo viên

"Yêu thương và tự do": Đã làm phụ huynh thì phải đọc!

Được coi là cuốn sách kinh điển đã làm thay đổi quan điểm dạy con của hàng nghìn phụ huynh, từ đó học được cách yêu thương chân chính, cách giáo dục chân chính.

“Yêu thương và tự do” là cuốn sách kinh điển gồm những ghi chép và diễn giảng về phương pháp giáo dục mầm non của Tôn Thụy Tuyết. Hàng nghìn hàng vạn phụ huynh nhờ cuốn sách này đã thay đổi hoàn toàn, “tâm hồn bị chấn động, cảm động mà day dứt”, từ đó học được cách yêu thương chân chính, cách giáo dục chân chính. Hàng nghìn hàng vạn trẻ em nhờ cuốn sách này mà phát triển mạnh khỏe, vui sướng, trở thành một lớp người mới có trí lực dồi dào, tâm lý mạnh mẽ, có phẩm chất tự tôn, giàu sức sáng tạo.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Mùa hè, trẻ em biết chơi ở đâu?

Nhiều ý kiến ủng hộ việc cho trẻ được vui chơi nhiều hơn trong mùa hè. Nhưng một câu hỏi được đặt ra: Cho trẻ chơi ở đâu khi có quá ít sân chơi, và vô cùng thiếu những sân chơi an toàn?

 

Mùa hè học sinh vẫn hối hả đến trường

Dùng sự thân thiện chế ngự bạo lực học đường

Thân thiện với bạn bè, sẵn sàng hòa nhập với tập thể lớp bằng tình cảm chân thành, yêu thương, bằng thái độ biết tôn trọng mọi người là phẩm chất mà mỗi học sinh cần có. Tuy nhiên, sự thân thiện ở học sinh không phải tự nhiên có mà cần sự quan tâm, giáo dục của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh.
Thân thiện, hòa nhã với mọi người sẽ giúp HS tinh thần thoải mái tích cực trong học tập

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Chấm thi tuyển sinh ĐH, CĐ: Để thí sinh không rớt oan

Hoàn tất các bài thi, nỗi lo lắng, hồi hộp còn bám sát sĩ tử cho đến khi kết quả thi được công bố.

Nếu các trường coi trọng khâu chấm thi, đảm bảo công bằng, chính xác thì sẽ hạn chế tình trạng thí sinh (TS) rớt vì… giám khảo.
Chấm ngay sau khi thí sinh thi xong
Lãnh đạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho hay từ ngày 11 đến 13.7 trường tiến hành làm phách và sau đó chấm ngay. Ông Trần Ngọc Liêu, Trưởng ban Đào tạo trường này, thông tin: “Thường khoảng 25.7 hoàn tất công tác chấm thi, sau đó sẽ công bố kết quả cho TS”.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận hợp đồng chấm cả các môn tự luận và trắc nghiệm cho khoảng 5 - 6 trường khác. Ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp của trường, chia sẻ: “Việc chấm được tiến hành đồng thời và tách hội đồng chứ không hẳn chấm xong trường này mới sang trường khác”. Ông Lê Quốc Hạnh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Hà Nội, cho biết: “Ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, nhà trường tiến hành làm phách và chấm thi ngay”.
Trường ĐH Văn hóa huy động cả giám khảo trường ngoài cùng chấm thi tự luận. Theo bà Phạm Thị Vân Chi, Phó hiệu trưởng: “Năm nay dự kiến mời khoảng 50 giám khảo của trường bạn và sẽ công bố kết quả khoảng trước ngày 25.7”.

Mùa hè của con trẻ: Trẻ thiếu sân chơi

Diễn đàn “Mùa hè của con trẻ” đã đi qua 4 kỳ với những ý kiến ủng hộ việc cho trẻ được vui chơi nhiều hơn trong mùa hè. Nhưng một câu hỏi được đặt ra: Cho trẻ chơi ở đâu khi có quá ít sân chơi, và vô cùng thiếu những sân chơi an toàn?

Đi học hè để giữ an toàn cho trẻ
Những ngày đầu tháng 7, hầu hết các cổng trường tại TP.HCM nhộn nhịp trở lại. Rất nhiều học sinh quay về với nếp sinh hoạt bình thường và coi như mùa hè của các em đã kết thúc. Chị Khánh Linh (Q.1) có hai con nhỏ cho biết, mấy ngày con nghỉ hè sinh hoạt cả gia đình chị bị xáo trộn vì vừa đi làm vừa phải quản con. “Trẻ chẳng có chỗ nào vui chơi sinh hoạt, nên hầu như ở nhà xem ti vi, chơi game vi tính suốt ngày”, chị Linh phân trần. Nhà trường mở cửa đón học sinh học thêm không bắt buộc, chị cho con đi học ngay. Khi được hỏi sao không cho trẻ tham gia các sân chơi, chị thở dài: “Những sân chơi hấp dẫn thì vừa xa lại vừa mất phí, sân chơi ở gần nhà thì chả có gì đáng chơi và không an toàn chút nào!”.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Cần giảm áp lực thi cử

Ngày 10-7, gần 1,3 triệu thí sinh cả nước đã hoàn thành xong kỳ thi tuyển sinh ĐH. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, kỳ thi ĐH năm nay đã được Bộ cố gắng cải tiến để giảm nhẹ áp lực nhưng vẫn còn gây căng thẳng cho người dân, nhất là việc đi lại, dồn về các thành phố lớn để ứng thí cùng các vấn đề phát sinh kèm theo như tâm lý, sức khỏe, chi phí…


Thí sinh và người nhà thở phào nhẹ nhõm sau môn thi cuối cùng

Năm 2014 vẫn thi 3 chung

Từ nay đến 2015 là ổn định 3 chung, sự thay đổi lớn của kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ sau năm 2015. Tuy nhiên, từ nay đến 2015, thực hiện luật Giáo dục đại học nếu trường nào có nguyện vọng tuyển sinh riêng, đề xuất những phương án tuyển sinh phù hợp, được xã hội đồng tình, bộ sẽ xem xét và cho thực hiện.
Đây là thông tin do thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết tại buổi họp báo thông tin về hai đợt tuyển sinh đại học năm 2013 ngày10.7 do bộ GD&ĐT. Theo đó, nhiều vấn đề "nóng" lên quan đến tuyển sinh năm nay được lãnh đạo Bộ giải đáp.
Theo ông Ngô Kim Khôi, cục trưởng cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, tổng chỉ tiêu vào các trường đại học, cao đẳng năm nay là 605.000 thí sinh. 

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Trường quốc tế - chất lượng đào tạo còn thấp

TP.HCM hiện có 34 trường phổ thông có yếu tố nước ngoài (gọi chung là trường phổ thông quốc tế), chiếm trên 40% tổng số trường phổ thông quốc tế của cả nước. Mức học phí lên đến 24.000 USD/năm. Tuy nhiên, nhiều trường có cơ sở vật chất yếu kém, chất lượng đào tạo còn thấp, chưa tương xứng với mức học phí và đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Một giờ học tại Trường quốc tế Việt - Úc tại TP.HCM.

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2013: Kết thúc nhẹ nhàng

10 giờ 15 phút sáng nay, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 đợt 2 chính thức khép lại với đề thi môn Hóa học và Ngữ văn của các khối thi B, C, D. Nhiều thí sinh nhận định đề thi dễ, chỉ cần 2/3 thời gian thi là đã hoàn thành bài làm. Nhiều em tự tin giành điểm cao ở môn thi cuối này.
Tự tin giành điểm cao môn hóa
Là một trong những thí sinh đầu tiên rời khỏi Hội đồng thi ĐH KHTN ĐHQG TP.HCM, Đào Ngọc Long, dự thi vào ngành Địa chất hồ hởi khoe: “Em làm khoảng 60 phút là xong (thời gian thi là 90 phút – PV). Đề này không cần dùng máy tính cũng làm được khoảng 50% các câu hỏi. Em thấy có một vài bài tập là cần phải suy luận chút, còn lại có hết trong SGK, mà tập trung nhiều nhất là SGK lớp 12. Chắc em được 7 điểm môn này”.
Thí sinh đầu tiên rời Hội đồng thi ĐH KHTN ĐHQG TP.HCM sau môn thi Hóa sáng nay trong tiếng vỗ tay chúc mừng của đông đảo tình nguyện viên TSMT và phụ huynh có mặt tại đây.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Lưu ý đến thời sự để đạt kết quả cao

Ngày mai 9.7, thí sinh các khối B, C, D và năng khiếu bước vào ngày thi chính thức. Đây là đợt thi có nhiều môn xã hội nên thí sinh cũng cần những lưu ý riêng.

Lưu ý đến thời sự để đạt kết quả cao
Hôm qua 7.7, đông đảo phụ huynh và thí sinh đến TP.HCM chuẩn bị tìm chỗ trọ, trường thi để hôm nay thí sinh làm thủ tục dự thi đợt 2

Hãy dạy và học thực chất

Những trường đào tạo chui, đào tạo khi chưa có sự cho phép của cơ quan quản lý về giáo dục đang dạy cho người học một cách hành xử tệ hại đó là sự lừa dối.

Vừa qua, một số báo nêu tình hình về học chui, dạy chui khiến bạn đọc phản ứng vì nó gây hậu quả lớn cho xã hội. Qua đó, tôi có vài ý kiến.
Trong nghiên cứu xã hội học về tiến trình hình thành nhân cách của cá nhân, những nhà nghiên cứu đều thừa nhận nhà trường là thiết chế quan trọng thứ hai sau gia đình trong việc định hình cái tôi, nhân cách của cá nhân. Trường học không chỉ là nơi truyền dạy kiến thức, kỹ năng mà quan trọng hơn là uốn nắn, trang bị cho cá nhân những giá trị, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp lý để trở thành một con người thích nghi được với đời sống xã hội.
Do tầm quan trọng của trường học như vậy nên những chuyện lùm xùm về tranh chức tranh quyền tại các trường không chỉ là câu chuyện về pháp lý mà còn là câu chuyện về đào tạo con người.
Quả vậy, những tranh chấp triền miên về quyền lực tại các trường sẽ tác động rất lớn đến người học cũng như cái nhìn của xã hội đối với những sản phẩm do trường này đào tạo ra. Sau này ai sẽ dám tiếp nhận những sinh viên do trường đại học này đào tạo. Nhiều trường đào tạo chui là biểu hiện rất xấu và những người có đầu học giáo dục thật sự sẽ phải suy nghĩ thật thấu đáo để có những hành động khác hơn, mang tính giáo dục nhiều hơn là tranh giành quyền lực.

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Thi ĐH 2013- đợt 2: Đề thi tiếp tục có những câu rất khó

Đợt 1 kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013 vừa kết thúc, cả nước có 133 trường đại học tổ chức thi với với hơn 600.000 thí sinh đến dự thi, đạt tỷ lệ 77%. Đánh giá chung tại các hội đồng tuyển sinh đợt 1 thực hiện nghiêm túc quy chế tuyển sinh, không khí trường thi trật tự, an toàn. Các vi phạm quy chế tuyển sinh được phát hiện, xử lý nghiêm túc, kịp thời. Ở đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ, do có nhiều khối thi, môn thi khác nhau nên công tác tổ chức thi tại các trường rất phức tạp, cần phải được tăng cường chặt chẽ hơn nữa. Thêm nữa, do lịch thi tuyển sinh các khối cũng có nhiều thay đổi thứ tự so với năm ngoái nên dễ có tình trạng bóc nhầm đề thi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ thi. Nhìn lại công tác tổ chức thi trong đợt 1, trên cơ sở đó Bộ GDĐT khẩn trương triển khai các công tác chuẩn bị cho thi ĐH đợt 2, đó là những nội dung mà Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã trao đổi cùng với Đài TNND TPHCM.


Thứ trưởng Bùi Văn Ga động viên thí sinh thi đại học.

Cử nhân Trung Quốc chật vật tìm việc làm

Năm nay, Trung Quốc sẽ có con số kỷ lục 7 triệu sinh viên tốt nghiệp, điều này đồng nghĩa với việc triển vọng tìm việc làm cho những cử nhân này rất u ám.

Các cử nhân Trung Quốc lo lắng tìm việc tại một hội chợ việc làm.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

“Thở phào nhẹ nhõm” trong ngày thi cuối

Sáng nay 5/7, thí sinh thi đại học đợt 1 các khối A, A1, V sẽ làm bài thi môn cuối. Đối với môn Hóa (khối A) và môn tiếng Anh (khối A1), thí sinh làm bài theo hình thức trắc nghiệm trong thời gian 90 phút. Thí sinh thi khối V thi tiếp năng khiếu Vẽ đến hết ngày 11/7/2013.
Với môn Hóa học, theo quy định, thí sinh không được mang bảng tuần hoàn Mendeleev vào phòng thi.
Kết thúc buổi thi môn Hóa sáng nay, thí sinh khối A cho biết đề tương đối “dễ thở”, điểm trung bình khoảng từ 6 đến 7 điểm. Trong khi đó, thí sinh khối A1 cho hay đề Tiếng Anh không khó tuy nhiên khá dài.
Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành tốt môn thi cuối.

Tấm lòng người cha... "sợ" con đỗ đại học

Khi hàng triệu thí sinh đang căng thẳng trong phòng thi thì ở bên ngoài, rất nhiều phụ huynh đang ngồi vạ vật dưới cái nắng như thiêu đốt để dõi mắt về phía trường thi. Ai cũng khát khao con sẽ đỗ đạt nhưng nhiều người không giấu nổi vẻ băn khoăn: Nhỡ may đỗ thì lấy tiền đâu cho con học?

Tấm lòng người cha... "sợ" con đỗ đại học 1
Ông Nguyên chở theo cả đồ đạc trên xe máy trong những ngày con đi thi để đỡ phiền người quen.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Đề Toán "khoai", lạ, sĩ tử chấp nhận mất điểm

Sáng nay, khoảng 600 ngàn sĩ tử bước vào đề thi môn toán khối A, A1 và V. Tuy nhiên, khi kết thúc làm bài môn toán nhiều em cho biết, đề thi hơi “khoai”, chỉ làm được 50 – 60% đề thi.
Trao đổi với PV, khi kết thúc đề thi môn toán nhiều em cho biết chỉ làm được 60 – 70% đề. Bạn Nguyễn Thị Kiều Hương cho biết, đề thi môn toán năm nay đối với em hơi khó. Em chỉ làm bài được khoảng 50% Theo Hương, một số câu hỏi khó là các câu về số phức, hình không gian, bất đẳng thức và giải hệ phương trình.
Bạn Nguyễn Văn Tài hồ hởi khi làm được bài cho biết, đề thi toán năm nay phù hợp với khả năng và học lực của em, các câu hỏi đều nằm trong chương trình học. Những câu dễ em làm trước để ăn điểm, còn câu khó hơn làm sau. Tài cho biết, em làm được khoảng 80% đề thi, tuy nhiên, đề thi toán năm nay có 1 câu khá mới lạ là về xác suất, em khá bỡ ngỡ.
Trao đổi với PV Infonet, giám thị Nguyễn Thị Thanh Mai, Ban chỉ đạo tuyển sinh Trường Đại học Công Đoàn, cụm thi Trường tiểu học Kiến Hưng (Hà Đông) cho biết, thí sinh làm bài đề thi toán sáng nay không xảy ra sự cố sai sót nào lớn, không có thí sinh nào đến muộn, các thí sinh đến đầy đủ như đăng ký dự thi hôm trước. Sau khi bóc đề, phát đề thi các thí sinh làm bài, không khí diễn ra nghiêm túc, trật tự...

Xúc động những 'barrier người' mùa thi

Mùa thi luôn ngột ngạt, oi bức cùng không khí căng thẳng với cả sĩ tử và người nhà. Song trong những khoảnh khắc nặng nề ấy, những hình ảnh đẹp về về tình người, khát vọng sẻ chia của những người trẻ vẫn tỏa sáng.
Chùm ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp của những sinh viên tình nguyện trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội làm "barrier người" giữa trưa hè đổ lửa để đảm bảo trật tự trường thi và khích lệ tinh thần sỹ tử.
"Barrier người" được thiết lập từ sớm để chuẩn bị đón thí sinh đầu tiên

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Ngăn ngừa bạo lực trong thanh, thiếu niên: Cả xã hội phải vào cuộc

Vấn đề mấu chốt trong việc ngăn ngừa tình trạng bạo lực ở thanh, thiếu niên là cần tạo thế chân kiềng vững chắc giữa gia đình- nhà trường- xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ”, PGS. TS Trịnh Hòa Bình, Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội, Viện Xã hội học, nhấn mạnh.

Cần sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc ngăn chặn tình trạng bạo lực ở thanh, thiếu niên.

Sở GDĐT: Học trước lớp 1, lỗi ở phụ huynh

Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng, trẻ học trước khi vào lớp 1 có đến 90% nguyên nhân do phụ huynh, 10 % giáo viên.
Tại cuộc giao ban báo chí, chiều 2/7 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, các lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội trả lời những vấn đề dư luận quan tâm thời gian qua như dạy thêm, học thêm, học trước lớp 1, tuyển sinh đầu cấp...
Tại cuộc giao ban, ông Phạm Xuân Tiến– Trưởng phòng giáo dục bậc tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra khuyến cáo với các bậc phu huynh học sinh không nên cho trẻ học trước lớp 1.
Ông Tiến khẳng định những học sinh học trước lớp 1, em nào vững nhất, nửa kỳ 1 hết vốn, cuối học kỳ 1 bằng nhau, hết năm học, các em học trước thua xa các em chưa học.
Thực tế, quá nhiều người chạy theo ý kiến, người nọ đồn thổi người kia tạo ra làn sóng, trào lưu cho con đi học trước.
 - 1
Trẻ 5 tuổi ở Quảng Ngãi bắt đầu học những nét viết đầu đời ở lớp học thêm

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Thứ trưởng tiết lộ về đổi mới đề thi ĐH-CĐ

Đề thi luôn là một khâu trọng yếu trong kỳ thi tuyển sinh vì nó quyết định nhiều yếu tố: có phân loại được thí sinh không, có đủ nguồn tuyển không, điểm sàn có thấp quá không. Sau nhiều năm gây tranh luận, năm nay Bộ GD&ĐT quyết định đổi mới cách ra đề thi. Phóng viên báo trao đổi với Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga về vấn đề này.
Thí sinh dự thi môn Văn tại trường ĐH Thương mại năm 2012. Ảnh: Ngọc Châu
Thí sinh dự thi môn Văn tại trường ĐH Thương mại năm 2012.

Không tái diễn 'bi kịch' phụ huynh đạp đổ cổng trường Thực nghiệm

Khác với hình ảnh đạp đổ cổng trường gây tai tiếng năm ngoái, năm nay công tác tuyển sinh của trường tiểu học Thực nghiệm Hà Nội quy củ hơn nhiều.
Hình ảnh đáng quên xảy ra năm 2012 ở trường Thực nghiệm.
Trong kỳ tuyển sinh 2012-2013, hẳn không ai có thể quên được sự cố “xô đổ cổng trường” xảy ra tại trường tiểu học Thực nghiệm. Rút kinh nghiệm năm ngoái, trong ngày bán hồ sơ dự tuyển lớp 1, trường Thực nghiệm đã không còn cảnh phụ huynh chen lấn, xô đẩy để mua được hồ sơ.
Để tránh sự cố đáng tiếc như năm ngoái, lãnh đạo trường tiểu học Thực nghiệm cho biết: Điểm mới nữa là năm nay sẽ bán đơn xin dự tuyển theo nhu cầu của phụ huynh, không hạn chế số lượng dẫn tới tình trạng phụ huynh thức trắng rồi chen lấn như năm ngoái.