Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Nghịch lý?

Nghịch cảnh:  hàng trăm học sinh phải chen chúc nhau trong những giờ ra chơi và một bên là một số ít người đang chơi tennis! Rất may có những lãnh đạo có tâm, có tầm và biết đặt lợi ích của người dân lên trên!
Bức thư của một bạn trẻ tự xưng là du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua. Tuy có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về nội dung bức thư.

Tháng Ba này, thầy trò trường THCS Sào Nam, TP. Đà Nẵng đã có một cơ ngơi để dạy và học

Tranh cãi thất nghiệp là do hướng nghiệp nhầm

Trong bài viết “Thất nghiệp là do sinh viên chọn nhầm sân”, độc giả Vũ Tuấn Anh (Viện Quản lý Việt Nam) cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp hiện nay là do công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT chưa tốt.
thất nghiệp, hướng nghiệp, học sinh, THPT, đại học, bằng cấp
Ngày hội hướng nghiệp tại ĐH Bách khoa Hà Nội.
Theo ông Tuấn Anh, học sinh và phụ huynh chỉ thích lao vào các trường đại học với hi vọng sau này kiếm được công việc nhàn hạ, lương cao, trong khi lực lượng lao động phổ thông, thợ lành nghề đang còn thiếu, xã hội vẫn có nhu cầu cao với đối tượng này thì không mấy ai ngó ngàng.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Đổi mới giáo dục: Nên chấp nhận "bộ" mục đích học tập của UNESCO

Để đổi mới giáo dục, chúng ta cần thực hiện rất nhiều chương trình, trong đó việc xác định chọn mô hình đổi mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
TS Lương Hoài Nam, nguyên Tổng Giám đốc Jetstar Pacific cho rằng, để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta, cần phải nhận thức giáo dục đào tạo như một ngành kinh tế-dịch vụ, trong đó Nhà nước đóng vai trò là nhà đầu tư - nhà tài trợ phi lợi nhuận. 

Các gia đình chi tiền cho con cái ăn học là khách hàng sử dụng dịch vụ và đòi hỏi dịch vụ đó phải có chất lượng đủ tốt. Trách nhiệm của ngành Giáo dục là thỏa mãn các yêu cầu của nhà đầu tư, nhà tài trợ và đòi hỏi của các khách hàng.
Vậy theo ông đổi mới thi cử sẽ quyết định như thế nào đến quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện nay?
TS Lương Hoài Nam: Việc đổi mới thi cử phải được đặt trong tổng thể cả "gói" đổi mới giáo dục. Có giảm số môn thi tốt nghiệp hay không giảm, với cách thi cử lâu nay của chúng ta, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học vẫn tiệm cận mức 100%.

Rà soát phục vụ quản lý số liệu giáo dục tiểu học

Rà soát phục vụ quản lý số liệu giáo dục tiểu học
 Bộ GD&ĐT đã công văn quy định và hướng dẫn các Sở GD&ĐT triển khai sử dụng phần mềm EQMS phục vụ công tác quản lý số liệu chất lượng giáo dục tiểu học.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Báo động nạn quấy rối trên mạng xã hội

 Quấy rối hoặc bắt nạt không chỉ là tệ nạn ngoài đời mà còn trở thành một tệ nạn đang nổi lên tới mức báo động trên các trang mạng xã hội.


Nhiều sinh viên Canada bị quấy rối và bắt nạt trên mạng xã hội

Trường Đại học Simon Fraser thuộc tỉnh British Columbia của Canada ngày 11-3 đã công bố một kết nghiên cứu khiến người ta phải giật mình. Theo đó, cứ 5 sinh viên có 1 người quấy rối các bạn của mình trên mạng xã hội, các giáo viên hướng dẫn bị sinh viên bôi nhọ trên mạng, còn các bậc giáo sư “đáng kính” tỏ ra coi thường đồng nghiệp của mình trong các thư điện tử. 

Tuyển sinh “SOS”!

Chỉ còn năm ngày nữa là các thí sinh (TS) bắt đầu làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ 2014, nhưng tài liệu duy nhất có đầy đủ thông tin tuyển sinh của các trường ĐH-CĐ trên cả nước là cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ 2014 lại chưa được phát hành. Nhiều phụ huynh và TS bắt đầu hoang mang, khi không biết chỉ tiêu tuyển sinh của các trường năm nay sẽ có gì thay đổi.

“Bức tranh” ảm đạm
“Cứ mở trường ra là có người vào học” là thực tế của việc tuyển sinh ĐH-CĐ năm-bảy năm về trước. Còn vài năm trở lại đây, bức tranh đó đã “đổi màu”. Gần nhất, trong kỳ tuyển sinh 2013, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, có 98 trường chỉ tuyển được dưới 50% chỉ tiêu, trong đó có 25 trường ĐH và 73 trường CĐ (58 trường công lập - CL và 15 trường ngoài công lập - NCL). Điển hình là các trường ĐH Chu Văn An chỉ nhận được 50 hồ sơ/1.000 chỉ tiêu (5%), ĐH Lương Thế Vinh: 100 hồ sơ nhập học/1.000 chỉ tiêu (10%), ĐH Hòa Bình: 140 hồ sơ/600 chỉ tiêu (hơn 23%), ĐH Đại Nam: 700/2.000 chỉ tiêu (35%). Ở bậc CĐ tình hình còn bi đát hơn.
Trước đó, trong kỳ tuyển sinh 2012, tính chung cả nước có đến 20% chỉ tiêu không tuyển được. Trước nữa, trong kỳ tuyển sinh 2011, hàng chục trường ĐH (cả CL và NCL) đều phải tuyển đến nguyện vọng 3 - nguyện vọng bổ sung, với một số lượng chỉ tiêu rất lớn như ĐH Thái Nguyên: 1.800, ĐH Đà Lạt: 500, ĐH Hùng Vương: 900, ĐH Kỹ thuật công nghệ: 1.000… nhưng số hồ sơ nộp vào cũng chỉ lác đác.
Nguyên do được nhắc đến nhiều nhất là vì “rào cản điểm sàn” (năm nay đã bỏ). Thực tế, nguyên nhân chính yếu và sâu xa là do sự “ra đời” và “lên đời” ồ ạt của các trường ĐH, CĐ CL. Cụ thể, trong 10 năm từ 2001-2011, NCL tăng thêm 59 trường ĐH-CĐ, CL tăng thêm đến 158 trường, gấp gần ba lần. Tính chung, trong 10 năm ấy, cả nước có thêm 217 trường cả CL và NCL, chiếm 48,2% số trường ĐH-CĐ trong cả nước.
Số trường tăng lên kéo theo chỉ tiêu tuyển cũng tăng chóng mặt. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, chỉ trong ba năm từ 2011-2013, tổng chỉ tiêu đã tăng 29,2% so với trước đó, trong khi số lượng HS lớp 12 dự thi tốt nghiệp THPT lại có xu hướng giảm dần, tổng cộng khoảng 10%. Hơn nữa, nhiều HS sau tốt nghiệp không đủ khả năng (năng lực học tập và năng lực tài chính) theo học ĐH, nhiều HS du học và theo học các chương trình liên kết với nước ngoài...
Thí sinh trong kỳ thi ĐH-CĐ 2013

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Mừng hụt

Bộ GD&ĐT một tháng trước đưa ra tuyên bố "cực chất” như một nỗ lực mạnh mẽ lập lại kỷ cương - quyết định dừng tuyển sinh 207 ngành ĐH của 71 cơ sở đào tạo vì không đáp ứng điều kiện quy định. Quyết định này đáng được coi là một quyết sách thiết thực góp tạo diện mạo mới cho bức tranh giáo dục Việt Nam. Nhưng lường trước bệnh kinh niên đầu voi đuôi chuột, báo Đại Đoàn Kết trong mục Thời luận có bài "Siết chặt kỷ cương đào tạo” (ra ngày 8-2-2014) đã mong Bộ này kiên quyết tránh giơ cao đánh khẽ. Và đúng như thế thật. Mừng hụt thật. Bộ vừa công bố danh sách 62 ngành học được tuyển sinh trở lại ngay năm nay. Động thái "tích cực” này của Bộ và nhiều cơ sở đào tạo nhịp nhàng, nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng, lại khó hiểu đến nỗi có báo hỏi "Chuyện gì đây!”.



Sẽ còn nhiều ngành được tuyển sinh lại ngay trong năm 2014?

Trong cuộc chơi hội nhập giáo dục, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu

“Trong cuộc chơi hội nhập giáo dục này, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu và khó có cơ may tham gia vào việc hoạch định chính sách giáo dục quốc tế”.

Bà Đào Liên Hương, Tổng thư ký Liên đoàn các Hiệp hội tư vấn Giáo dục và Ngôn ngữ thế giới khẳng định như vậy. 
Có nguy cơ bị cô lập về giáo dục
Theo bà Hương, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục Việt nam cũng đã đưa ra rất nhiều giải pháp và đề xuất để giải quyết các bất cập, tuy nhiên trong đề xuất này bà chỉ đưa ra một vài giải pháp cho việc quốc tế hoá hệ thống đào tạo của Việt nam để dễ dàng tham gia vào quá trình hội nhập Giáo dục toàn cầu - một công việc đang diễn ra hết sức cấp thiết và gay gắt trên toàn thế giới.
Theo đó, có một vài nguyên nhân khiến giáo dục Việt Nam có thể có nguy cơ không theo kịp trào lưu giáo dục thế giới, các nguyên nhân được bà Hương chỉ ra rằng: 
Thứ nhất, về ngôn ngữ: thứ ngôn ngữ giảng dạy chính là tiếng Việt - là thứ ngôn ngữ chỉ có người Việt nam dùng, đây là thứ ngôn ngữ có tính chất riêng biệt không có khả năng hội nhập.
Thứ hai, về chương trình, giáo trình giảng dạy hầu hết do giáo viên trong nước biên soạn, chưa được tiêu chuẩn hoá và công nhận trên quốc tế. Dẫn đến việc bằng cấp cũng chưa được công nhận và đánh giá cho chuẩn, đúng mức, dẫn đến việc khó cho sinh viên tham gia các chương trình trao đổi giao lưu một năm với các trường ĐH trên thế giới hoặc chuyển ngang sang học tiếp tại các trường ĐH quốc tế hoặc xét học tiếp các cấp độ cao hơn đối với các HS đã tốt nghiệp trong nước.
Việt Nam cần nhanh chóng có những hoạch định giáo dục dài hạn để hội nhập quốc tế.

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

HS không chọn thi Sử: Do tư tưởng học thực dụng

Trong cơ chế thị trường tư tưởng lối học thực dụng ảnh hưởng nhiều đến các phụ huynh và học sinh. Nhiều em thích học Sử nhưng bố mẹ không đồng ý.
Trao đổi với PV Infonet, cô giáo Lê Thị Thu Hương, bộ môn Sử, trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) chia sẻ.
Việc rất ít học sinh thi tốt nghiệp đăng ký môn Lịch sử, là giáo viên dạy sử, cô có chia sẻ gì?
Bộ GD&ĐT quyết định kỳ thi tốt nghiệp THPT 4 môn, trong đó môn Lịch sử là tự chọn. Mặc dù học sinh chưa đăng ký dự thi, chúng tôi đã lường trước được môn Lịch sử sẽ rất ít học sinh lựa chọn.
Giáo viên chúng tôi thấy rất buồn vì hiện nay, các em học sinh không quan tâm gì đến môn Lịch sử. Ngoài ra, đây là môn học quan trọng như vậy, mà các em không có định hướng dạy học và thi cử. Tôi cũng chia sẻ với trường THPT Lương Thế Vinh, vì các em mạnh về các môn khoa học tự nhiên, thi đại học, thi tốt nghiệp sẽ không chọn môn Lịch sử là điều dễ hiểu.
Trong cơ chế thị trường tư tưởng lối học thực dụng ảnh hưởng nhiều đến các phụ huynh và học sinh. Chẳng hạn nhiều học sinh rất thích học lịch sử, nhưng bố em các em lại định hướng, học lịch sử khi ra trường sẽ không xin được việc.
Theo cô Hương, học sinh không biết lịch sử sẽ có tư tưởng lệch lạc

Lo tái diễn bệnh thành tích

Phương án thi tốt nghiệp THPT (giảm từ 6 môn xuống còn 4 môn) mà Bộ GD&ĐT công bố mới đây nhận được sự đồng tình của dư luận trước quan điểm đổi mới thi cử, nhằm giảm áp lực cho việc dạy và học.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn, lo ngại về việc tổ chức thi. Đặc biệt, kết quả xét tốt nghiệp năm nay được cộng cả kết quả lớp 12, liệu có xảy ra tiêu cực, tái diễn bệnh thành tích?... TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội - Hiệu trưởng trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, đã chia sẻ khá thẳng thắn xung quanh vấn đề này.
Theo ông, chủ trương giảm tải, giảm áp lực thi từ 6 môn xuống còn 4 môn có khiến học sinh (HS) học lệch các môn? 
- Trước đây ổn định môn thi (6 môn), 3 môn được báo trước, 3 môn đến tháng 3 hàng năm mới chỉ định, từ đó mới cho HS ôn 6 môn thi. Nay HS chỉ phải thi 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn. Phương án này thuận lợi cho HS, cái hay là HS được lựa chọn theo sở thích, khả năng phù hợp với mình. Ở đây thi không phải kiểm tra tổng khối lượng kiến thức của HS, mà kiểm tra năng lực HS qua bộ môn. Quan niệm bây giờ khác xưa, ngày trước học thế nào thi thế đó, nhưng giờ tính đến sự hiểu biết, thi hiểu, vận dụng kiến thức là chính. Việc đánh giá, đổi mới thi của Bộ GD&ĐT là tiến tới xu hướng tiệm cận thế giới.Tôi cho đây là một quyết định hợp lý của Bộ, thể hiện sự nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý từ các lực lượng xã hội, dù vẫn đang ở mức chuyển giai đoạn. Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang được Bộ GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu, đổi mới theo hướng: Chuyển dần từ 4 môn thi thành 4 bài thi, nội dung của mỗi bài thi bao gồm phần cơ bản và phần nâng cao. Công bố này trở thành hiện thực mới hy vọng chấm dứt được tình trạng học lệch của HS, giúp HS học tập, phát triển toàn diện; tạo thước đo khách quan, khoa học để các trường ĐH, CĐ sử dụng trong việc tự chủ tuyển sinh, hướng tới một kỳ thi quốc gia đáp ứng cả yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT, cả yêu cầu tuyển sinh ĐH, CĐ.

 
Các thí sinh dự thi tốt nghiệp môn Toán tại Hội đồng thi trường Kim Liên năm 2013.     Ảnh: Hải Linh
Các thí sinh dự thi tốt nghiệp môn Toán tại Hội đồng thi trường Kim Liên năm 2013.