Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Dạy và học sáng tạo

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng trường Đại học Dân lập Lương Thế Vinh cho rằng, nếu không muốn bị đào thải, giáo viên phải chủ động cập nhật kiến thức để khẳng định vị thế của mình trên bục giảng.
Và người thầy cũng phải giúp học sinh thay đổi "guồng máy học tập", chuyển từ học tập thụ động ghi nhớ là chính sang học tập tích cực và sáng tạo.

Thầy sai, sẽ bị đào thải

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, thực tế vẫn tồn tại nhiều thầy cô có phương pháp giáo dục cổ hủ, duy lý. Họ không chịu cập nhật những cái mới để theo kịp sự phát triển của học sinh. Trong khi đó, nếu thầy sai và không chứng minh được kiến thức, luận điểm của mình đưa ra là đúng và phù hợp thì tự nhiên, học trò sẽ đào thải thầy. Có những công nghệ, giải pháp, công thức... hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, giáo viên vẫn cứ lấy ra để giảng dạy cho học sinh. Với những em nhạy bén, chúng sẽ ngay lập tức nhận ra sự không phù hợp. Khi đó, sự kính trọng của người thầy của học trò cũng sẽ giảm bớt. 

Trường hợp học trò sai, giáo viên sẽ có những giáo dục uốn nắn nghiêm khắc để trò mở ra được cách nghĩ đúng, cách làm đúng. Giáo viên phải làm được điều đó, chứ không đơn giản là có một mớ kiến thức như thế, lên bục giảng đứng ra rả những điều trong sách, trong giáo trình, thì không cần thiết phải có người thầy làm gì cả.

Giá trị của giáo viên cũng sẽ được tăng lên khi họ tự trau dồi kiến thức của mình. Nhưng ngược lại, cũng sẽ là bất cập nếu giáo viên không biết những vấn đề mà học trò nêu ra. PGS.TS Nguyễn Văn Hùng kể: Trong một kỳ thi học phần, có một sinh viên đã viết vào bài thi vỏn vẹn mỗi một dòng: Công nghệ này đã lỗi thời, không nên phân tích. Hiện có nhiều bài toán với những công nghệ hiện đại hơn, tiện dụng hơn nhiều. Tất nhiên là học sinh đó bị đánh trượt. Nhưng giáo viên bộ môn cũng phải suy nghĩ về cách giảng dạy và nội dung truyền đạt của mình.

Thầy, cô phải cập nhật kiến thức để dạy học. 

Giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng cho biết: Tôi có đứa cháu học ở Mỹ. Họ không có SGK. Thầy cô sáng tạo ra giáo án của mình. Mỗi hôm vài tờ photocopy trong cặp bọn trẻ. Làm toán thì như vẽ hươu vẽ vượn, trong khi môn vẽ thì tha hồ sáng tạo. Học sinh càng nhiều ý tưởng táo bạo, càng đột phá, càng khác lạ thì càng được đánh giá cao. Ngoài ra, ở lớp, học sinh được tranh luận với nhau, giáo viên chỉ có vai trò như một "trọng tài" thôi. Cách giáo dục như vậy sẽ làm cho đứa trẻ biết cách tự học. Chúng có thể không có nhiều bằng cấp, không tinh thông sách kim cổ, nhưng chúng có tư duy nhanh nhạy, thích nghi dễ dàng với cuộc sống, có cách nhìn nhận đa chiều về nhiều vấn đề.

Bản chất của việc dạy học là làm cho học sinh (HS) chủ động tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức. HS tiếp thu kiến thức không phải chỉ thông qua kênh nghe, kênh nhìn mà các em còn phải được tham gia thực hành ngay trên lớp hoặc được vận dụng, trao đổi thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mình.

Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại đã cho thấy, HS chỉ có thể nhớ được 5% nội dung kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15% nội dung kiến thức. Nếu quan sát có thể nhớ 20%. Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ được 25%. Thông qua thảo luận với nhau, HS có thể nhớ được 55%. Nhưng nếu HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng nhớ tới 75%. Còn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới được 90%.
-----------------------------------------------  
Tra cuu diem thi Sửa chữa điều hòa tại Hà Nội Lich van nien Lễ ăn hỏi Tu vi tron doi  

Nặc danh

About Nặc danh

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :