Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Thai nhi 35 tuần tuổi năng bao nhiều kg

Kích thước của thai nhi 35 tuan như thế nào
Tại thời điểm này, thai nhi nặng khoảng 2,5 kg, chiều dài từ đỉnh đầu đến chóp mông là 33 cm, chiều dài từ đầu đến chân ước chừng là 45cm.
Cơ thể của bạn thay đổi ra sao
Vào tuần này, khoảng cách từ rốn của bạn đến đỉnh tử cung là khoảng 15cm, từ đỉnh tử cung đến khớp dính là 35cm, cân nặng của bạn có thể tăng trong khoảng từ 10,8 đến 13kg.
Mách nhỏ cho các ông bố.
Trong thời gian này các ông bố có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về vai trò của mình trong cuộc vượt cạn. Có một số việc bạn nên làm trong thời gian trước khi đứa trẻ chào đời như chuẩn bị máy quay phim ghi lại ngày chào đời của bé, hoặc cùng mẹ chuẩn bị các đồ dùng cần thiết. Tất nhiên cũng có một số ông bố không thích vai trò quan trọng này và điều này cũng là rất bình thường.
Thai nhi sinh trưởng và phát triển như thế nào?
Thai nhi nặng bao nhiêu?
Có lẽ bạn đã một lần hỏi bác sĩ về cân nặng của thai nhi tại thời điểm nào đó hoặc lúc chào đời. Đây là một thắc mắc thường gặp nhất ở các bà mẹ mang thai sau thắc mắc về giới tính của thai.
Có thể bạn ngày càng đồ sộ hơn. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng của thai nhi và nhau thai cũng như sự gia tăng lượng nước ối. Chính những nhân tố này làm cho việc xác định cân nặng của thai nhi trở nên khó khăn hơn.
Sử dụng phương pháp siêu âm để xác định cân nặng của thai nhi.
Bằng siêu âm, các bác sĩ có thể ước lượng được cân nặng của thai nhi nhưng cách ước lượng này thường có rất nhiều sai sót. Ngày nay, tính chính xác của việc xác định cân nặng của thai nhi qua siêu âm đã được cải thiện. Việc phán đoán chính xác cân nặng của thai nhi có thể mang lại nhiều điều tích cực.
Các bác sĩ đã sử dụng một số cách tính toán theo các công thức hoặc trong các chương trình máy tính để xác định cân nặng của thai nhi, bao gồm đo đường kính đầu thai, chu vi đầu thai, chu vi bụng, chiều dài xương đùi, và một số các số đo khác.
Mặc dù được coi là phương pháp hiệu quả để xác định cân nặng của thai nhi nhưng siêu âm vẫn có những sai số (khoảng 225gr) ổ mỗi số đo.
Thai nhi có chui lọt âm đạo? Dù bác sĩ hoặc siêu âm đã ước tính trước trọng lượng của thai nhi, nhưng chúng tôi không thể nói chắc chắn liệu thai nhi có quá to so vớ âm đạo hay bạn có phải mổ đẻ hay không. Thông thường, bạn cần phải rặn để thử đẻ xem thai nhi có vừa khoang chậu và có thể chui tọt qua âm đạo hay không.
Những phu nu có kích thước trung bình hoặc trên trung bình, nếu thai nhi nặng từ 2,7 đến 2,9 kg, nó sẽ không thể chui tọt qua khoang chậu. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy những phụ nữ mảnh mai nhiều trường hợp vẫn có thể sinh được đứa trẻ nặng khoảng 3,4 kg hoặc nặng hơn mà không gặp nhiều khó khăn. Cách kiểm tra tốt nhất để biết thai nhi có thể chui lọt qua khoang chậu hay không là rặn đẻ thử.
Những thay đổi trong bạn.
Những thay đổi về tâm lý cuối thai kỳ.
Khi gân đến ngày sinh, bạn và chồng bạn có thể cảm thấy lo lắng hơn về những gì sắp tới. Thậm chí tính khí bạn có thể thay đổi thất thường hơn mà không vì lý do gì. Bạn có thể nóng nảy hơn, dẫn đến sự căng thẳng nặng nề trong các mối quan hệ của bạn. Bạn cũng bận tâm đến những thứ không có gì là quan trọng. Vào những tuần cuối của thai kỳ, bạn có thể càng lo lắng hơn về sức khỏe và tình trạng thai nhi. Thêm vào đó, bạn còn lo sợ làm thế nào bạn có thể chịu đựng được đau đẻ và làm thế nào để sinh con, bạn băn khoăn liệu mình có trở thành một người mẹ tốt, có nuôi dạy con một cách hợp lý hay không.
Khi những cảm xúc tâm lý này ngự trị trong bạn, bạn cũng sẽ nhận thấy cơ thể mình ngày càng đồ sộ hơn và bạn không thể làm được nhiều việc như trước đây vẫn thường làm. Bạn có thể cảm thấy khó chịu hơn và không thể ngủ ngon. Những tình trạng này có thể xuất hiện cùng một lúc khiến tính khí bạn thay đổi rất nhanh từ thái cực này đến thái cực khác.
Làm thế nào để đối phó với những thay đổi tâm lý này? Thay đổi tâm lý xảy ra trong thai kỳ này là chuyện thường tình, đừng nghĩ rằng chỉ bạn mới có những thay đổi như vây. Những phụ nữ mang thai khác và chồng bọ cũng đang băn khoăn về vấn đề này.
Hãy tâm sự với chồng bạn về những lo ngại của bạn. Cho anh ấy biết cảm giác và tình trạng của bạn. Bạn có thể sẽ bất ngờ khi biết chồng bạn quan tâm tới bạn, thai nhi và vai trò của anh ấy trong quá trình đau đẻ và sinh nở của bạn như thế nào. Bằng việc tâm sự về những vấn đề này, chồng bạn như thế nào. Bằng việc tâm sự về những vấn đề này, chồng bạn có thể dễ dàng hiểu những gì bạn đang trải qua, kể cả sự thay đổi đổi tính khí thất thường và những lúc khóc không vì lý do gì.
Hãy trao đổi những vấn đề về tâm lý với bác sĩ của bạn. Bác sĩ sẽ có thể sẽ trấn an tinh thần bạn rằng mọi thứ đang diễn ra là bình thường. Hãy tận dụng những gì đã học được từ các lớp học tiền sinh sản và những thông tin hiện tại về mang thai và sinh đẻ.
Những biến đổi về tâm lý thường xuyên xảy ra, vì vậy hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho nó. Hãy nhờ chồng bạn, y tá tại phòng khám của bác sĩ và bác sĩ giải thích cho bạn hiểu tình trạng nào là bình thường và bạn nên làm gì khi tính khí thay đổi.
Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi.
Chuẩn bị cho sự chào đời của bé.
Vào thời điểm này, bạn thường cảm thấy một chút hồi hộp khi nghĩ tới lúc đẻ. Bạn cũng có thể thấy sợ hãi không biết khi nào bạn nên gọi cho bác sĩ hoặc khi nào cần đến bệnh viện. Đừng do dự trao đổi với bác sĩ về vấn đề này trong các lần đến khám trước khi sinh. Bác sĩ sẽ cho bạn biết các dâu hiệu cần được theo dõi. Trong các lớp học tiền sinh sản, bạn cũng nên học cách nhận biết dấu hiệu đau đẻ và khi sinh sản, bạn cũng nên học cách nhận biết dấu hiệu đau đẻ và khi nào nên gọi cho bác sĩ hoặc khi nào nên đến bệnh viện.
Bạn có thể bị vỡ ối trước khi đau đẻ. Trong hầu hết các trường hợp vỡ ối, bạn sẽ thấy có một luồng nước tứa ra từ âm hộ, sau đó rỉ ra đều đặn. (xem tuần 33).
Trong những tuần cuối cùng của thai kỳ, bạn nên chuẩn bị hành lý sẵn sàng cho việc sinh đẻ. Xem liệt kê một số thứ nên chuẩn bị ở tuần 36, nhờ đó bạn sẽ có được những thứ cần thiết khi bạn đến bệnh viện.
Trao đổi với chồng bạn để tìm ra cách tốt nhất liên lạc được với anh ấy trong trường hợp bạn đau đẻ. Nếu bạn hoặc chồng bạn sử dụng điện thoại di động thì việc liên lạc sẽ dễ dàng nhất. Bạn cũng có thể bảo chồng bạn cùng đi trong những lần khám thai định kỳ.Các ông chồng cũng nên mang theo máy nhắn tin nếu họ thường xuyên ở cách xa điện thoại trong những tuần cuối cùng của thai kỳ.
Hãy hỏi bác sĩ xem bạn nên làm gì nếu bạn nghĩ mình đã bắt đầu đau đẻ. Liệu gọi cho bác sĩ có phải là cách tốt nhất? Bạn có nên đến thẳng bệnh viện ? có nên gọi cho dịch vụ giải đáp thắc mắc? Bằng việc hiểu được những gì và khi nào cần làm, bạn có thể cảm thấy thư giãn và bớt lo lắng khi bắt đầu đau đẻ.
Đăng ký trước bệnh viện. Bác sỹ đã ghi lại hầu hết những gì xảy ra với bạn trong suốt thai kỳ mang thai và thường lưu lại một bản sao trong phòng đẻ.
Sẽ rất hữu ích và tiết kiệm thời gian nếu bạn đăng ký phòng đẻ tại bệnh viện trước ngáy sinh một vài tuần. Bạn có thể lấy mẫu đăng ký từ phòng khám của bác sĩ hoặc từ bệnh viện. Việc đăng ký bệnh viện trước khi đau đẻ là rất sáng suôt vì khi vào đến viện vào lúc đau đẻ, bạn sẽ rất vội vàng và phải lo nhiều vấn đề khác.
Bạn nên biết trong mẫu đơn đăng ký trước bệnh viện, có thể không bao gồm một số thông tin nhất định dưới đây:
Nhóm máu và nhân tố Rh.
Thời điểm xuất hiện kỳ kinh nguyệt cuối cùng trước khi mang thai và ngày sinh chính xác của bạn.
Thông tin chi tiết về bất kỳ lần mang thai nào trước đây, bao gồm cả những biến chứng xảy ra.
Tên bác sĩ.
Tên bác sĩ nhi khoa.
Dinh dưỡng của bạn.
Cơ thê bạn tiếp tục đòi hỏi bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để đáp ứng vơi sự phát triển của thai nhi. Thậm chí bạn cần nhiêu hơn nữa nếu bạn cho con bú. Trang sau là hiểu đồ nhu cầu vitamin và khoáng chất hàng ngày trong thời gian mang thai và cho con bú. Bạn cũng cần nhận thức được sự cần thiết của việc duy trì ăn uống đủ dinh dưỡng, vì sức khỏe của bạn và con bạn.
Những điều bạn nên biết thêm.
Thế nào là hiện tượng nhau thai trước?
Nhau thai trước là hiện tượng nhau thai nằm sát cổ tử cung, bao lấy cổ tử cung. Tình trạng này ít xảy ra, tỉ lệ chỉ là 1 trên 700 trường hợp mang thai. Minh họa ở trang trước cho thấy hình ảnh nhau thai trước.
Tình trạng nhau thai trước rất nguy hiểm vì nó gây nguy cơ chảy máu nhiều. Và hiện tượng chảy máu có thể diễn ra trong thời kỳ mang thai hoặc trong quá trình đau đẻ.
Nhu cầu dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Vitamin và chất khoáng    Thời kỳ mang thai           Thời kỳ cho con bú
A                                              800mcg                                  1300mcg
B1                                           1,5mg                                     1,6mg
B2                                           17mg                                      1,8mg
B3                                           17mg                                       20mg
B6                                           2,2mg                                       2,2mg
B12                                         2,2mcg                                      2,6mcg
C                                             70mg                                          95mg
Canxi                                      1200mg                                       1200mg
D                                             10mcg                                         10mcg
E                                             10mg                                            12mg
Axít Floic                                400mcg                                         280mcg
Sắt                                          30mg                                              15mg
Ma-giê                                    320mg                                             355mg
Phốt – pho                              1200mg                                           1200mg
Kẽm                                        15mg                                              19mg
Đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng nhau thai trước. Tuy nhiên, có một số nhân tố được cho là gây nguy cơ nhau thai trước rất cao như tiền sử mổ đẻ, tiền sử nhiều lần mang thai và tuổi bà mẹ cao.
Các triệu chứng của nhau thai trước. Triệu chứng điển hình báo hiệu tình trạng nhau thai trước là chảy máu âm đạo nhưng không bị đau và dạ con không co thắt. Các triệu chứng này thường không xuất hiện cho đến cuối quý hai (cuối tháng 6) của thời gian mang thai, hoặc khi cổ tử cung mở ra, giãn ra đồng thời làm giãn nhau thai.
Hiện tượng chảy máu nhiều trường hợp rất nghiêm trọng có thể xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước nào. Nó bắt đầu khi tử cung mở rộng đi kèm với những cơn đau đẻ sớm hơn dự kiến và theo đó là chảy máu.
Ở nửa sau của thai kỳ, nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo thì nguy cơ bị nhau thai trước khá cao. Hiện tượng này không thể chỉ chẩn đoán thông qua khám ngoài vì việc thăm dò xương chậu đôi khi còn gây chảy máu nghiêm trọng hơn. Các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm để phát hiện nhau thai trước. Ở nử sau của vòng thai, kết quả siêu âm chính xác hơn vid khi đó tử cung và nhau thai đều to hơn, dễ quan sát hơn.
Bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên tiến hành khám phá dò xương chậu khi bạn bị nhau thai trước, điều này cũng cần được đặc biệt lưu ý khi bạn đến bệnh viện hoặc đến khám ở một bác sĩ khác.
Nếu bị nhau thai trước, nguy cơ đẻ ngược là khá cao. Vì lý do này, và để khống chế chảy máu, các bác sĩ thường tiến hành mổ đẻ. Mổ đẻ trong trường hợp bị nhau thai trước giúp đứa bé chào đời an toàn và dễ dàng hơn, đồng thời có thể tách bỏ nhau thai ra ngoài, giúp tử cung co bóp trở lại và hạn chế tối thiểu sự chảy máu.
Mách nhỏ tuần 35.
Các loại áo lót được thiết kế dành riêng cho các bà mẹ mang thai ngực ngày càng to ra rất tiện cho bạ mặc cả ban ngày cũng như ban đêm khi bạn đi ngủ.
Có thể bạn quan tâm tới thai nhi 30 tuan

Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :