Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Free to Play có thực sự miễn phí

Nhà phát hành thành công nhất sẽ khiến game thủ mỉm cười "tự móc túi" đưa tiền và bảo "lấy tiền của em đi".

Trong game online khái niệm Free to Play - chơi miễn phí - và Pay to Play - chơi có thu phí - quen thuộc với game thủ ngay từ buổi sơ khai. Pay to Play là tính phí thời gian chơi hay mua quyền được chơi (game yêu cầu mua mới được tham gia). Free to Play game thủ không cần làm gì cả, có mail đăng ký, tải game và chơi, nhiều game còn không phải tải về. Vậy những game Free to Play, NSX, NPH thu tiền về từ đâu?
Bảng tính trung bình số tiền nướng vào game F2P của game thủ.
Bảng tính trung bình số tiền nướng vào game F2P của game thủ.
Trong top 10 game miễn phí nhiều người chơi nhiều nhất trên thế giới, số tiền trung bình game thủ ném vào game không hề nhỏ. Với hai game LoL (tại VN có tên gọi Liên Minh Huyền Thoại) và DOTA, tỉ lệ DOTA LoL là 1:9, cứ một game thủ DOTA có chín game thủ LoL sẽ thấy số tiền khổng lồ game thủ hai game tiêu vào game.
Cuộc chiến của chất và lượng
Câu hỏi lớn của mọi nhà phát hành game trực tuyến: Sẽ đánh vào số đông để tăng lợi nhuận, hay theo đuổi những game thủ khủng để tăng thu nhập tính trên từng đầu game thủ? Trong thị trường game miễn phí những con số không biết nói dối và cũng thể hiện rõ nhất chiến lược kinh doanh của mỗi nhà phát hành.
Tính đến tháng 4/2014, World of Tanks do Wargaming phát hành có trung bình 9,1 triệu lượt người chơi mỗi tháng, doanh thu trung bình 4,51 USD/người/tháng. Còn LoL do RIOT Games phát hành có khoản trung bình 58,5 triệu lượt người chơi mỗi tháng, doanh thu trung bình 1,32 USD/người/tháng (tổng doanh thu có thể cao hơn World of Tanks, nhưng rõ ràng là tính theo đầu người lại kém hơn).
Không thứ gì thật sự miễn phí
Nhà phát hành cần tiền để vận hành game, đó là quy luật tất yếu. Nếu hình thức thu phí giờ chơi giúp họ bù đắp phần nào khoản thu dạng "bắt buộc" thì cho "chơi miễn phí" lại giúp game thủ thoải mái trải nghiệm game.
Vậy nhà phát hành game miễn phí thu lại từ hướng nào? Chỉ tính tại thị trường Việt Nam, có thể thấy rõ hầu hết các game đều dạng miễn phí và các NPH có cách "hút" của riêng họ.
Thu tiền từ ham muốn trở nên mạnh hơn của game thủ. Game thủ không lạ gì ngôn từ "đập đồ cho mạnh" đó là một cách để NPH thu hồi vốn và kiếm lời. Thực tế cách này dễ thấy nhất là ở các game cày cuốc, nếu NPH tinh tế nhẹ nhàng chỉ bán đồ hỗ trợ như tăng tỉ lệ thành công đập đồ, tăng hiệu quả khi cày cuốc. Còn NPH "thô lỗ" thì bán luôn món đồ đó và dĩ nhiên đồ họ bán lúc nào cũng "mạnh" hơn.
Khác biệt của bỏ tiền và free.
Thu tiền từ nhu cầu "làm đẹp" của game thủ. Với những game trọng về kĩ năng, game như LoL, DOTA câu trả lời là từ ham muốn đẹp hoàn mỹ của game thủ. Rõ là chúng ta vẫn có thể chơi LoL hay DOTA mà không nạp xu nào, nhưng thế có vui không khi mà "skin đẹp tràn lan" hay các món đồ đẹp trên kệ? Nhu cầu làm đẹp với game thủ mạnh mẽ như nhu cầu làm đẹp của giới nữ vậy. Không ai thích ngắm nhân vật mình trần trùi trụi tham gia game trừ khi họ không đủ điểu kiện.
Khác biệt về sắm đồ để
Khác biệt về sắm đồ để "diện".
Ngay cả những game chất lượng đẳng cấp thế giới còn như vậy, liệu chữ miễn phí với các game kém chất lượng hơn, những game mà game thủ chế giễu là pay to win (nạp to thì thắng) có thật sự miễn phí? Và chiến lược kinh doanh của các nhà phát hành game Việt Nam rồi sẽ phát triển theo hướng nào?
NPH sẽ đầu tư và moi tiền từ nhóm game thủ khủng, tăng tổng doanh thu tính theo đầu game thủ như cách Thiên Long Bát Bộ từng làm. Hay đánh vào số đông tăng doanh thu nhờ số tiền nạp của nhiều game thủ như cách Đột Kích đang làm với kiểu quay súng.
Xu thế cho chơi miễn phí giúp game thủ dễ tiếp cận game hơn tuy nhiên không ai cho không điều gì. Game thủ ngày qua ngày vẫn đang giúp nhà phát hành game phát triển nếu gọi hình thức nạp để chơi như "ép buộc nộp tiền" thì hình thức "chơi miễn phí" giống như khéo léo móc túi nhau. Và nhà phát hành thành công nhất sẽ khiến game thủ mỉm cười "tự móc túi" đưa tiền và bảo "lấy tiền của em đi".
-----------------------------------------------------------------------------------

Nặc danh

About Nặc danh

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :